Tình trạng trẻ kém hấp thu, chậm tăng cân, gầy yếu khiến không ít mẹ lo lắng, đau đầu. Vậy trẻ hấp thu kém nên bổ sung gì và nguyên nhân do đâu?. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này đồng thời gợi ý nhiều biện pháp hay giúp con hấp thu tốt, tăng cân nhanh, các mẹ tham khảo ngay nhé!
1. Tại sao bé hấp thu kém? Hiểu nguyên nhân để tìm giải pháp tốt cho bé
Theo thông tin được đăng tải trên Báo Sức khỏe đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế), có đến 50% trẻ không tăng cân đến Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam khám liên quan đến hội chứng kém hấp thu.
Kém hấp thu là tình trạng bé ăn uống bình thường nhưng không hấp thu được vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác từ thức ăn. Từ đó dẫn đến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển, thậm chí tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Để phát hiện sớm hội chứng kém hấp thu ở trẻ, mẹ hãy quan sát xem bé có các dấu hiệu điển hình dưới đây hay không:
- Đau bụng
- Buồn nôn, nôn
- Đi ngoài phân lỏng, tanh, có váng mỡ nổi trên bề mặt
- Biếng ăn
- Gầy yếu
- Sút cân/Chậm tăng cân
- Da khô
- Hay ốm vặt,…
Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ kém hấp thu có thể kể đến như:
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Từ lúc mới sinh đến dưới 7 tuổi là khoảng thời gian hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Trong giai đoạn này, khả năng miễn dịch của trẻ cũng còn non kém nên rất dễ mắc hội chứng rối loạn đường ruột ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng.
- Thiếu enzym tiêu hóa: Enzym tiêu hóa (Amylase, Protease, Lipase) có nhiệm vụ phân cắt thức ăn, biến chất dinh dưỡng thành các chất dễ hấp thu vào ruột. Nếu thiếu hụt các enzym này, thức ăn không được tiêu hóa và hấp thu hết khiến trẻ bị đầy bụng, chướng hơi,…
- Chế độ ăn không phù hợp: Thực đơn không cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm, kém đa dạng, lặp đi lặp lại khiến trẻ biếng ăn, khó hấp thu, không đủ vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa.
- Bệnh lý đường ruột: Một số bệnh lý đường tiêu hóa như nhiễm giun sán, viêm loét trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột,…cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Bên cạnh đó, một số thuốc điều trị bệnh (Ví dụ kháng sinh) dễ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến bé giảm hấp thu.
2. Trẻ hấp thu kém nên bổ sung gì?
Nếu mẹ đang thắc mắc “Con kém hấp thu nên bổ sung gì?” hay “Uống gì để hấp thu thức ăn tốt?” thì đừng bỏ qua các biện pháp hữu hiệu sau đây:
- Bổ sung sữa hỗ trợ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu cho trẻ.
- Bổ sung men vi sinh tăng cường sức khỏe đường ruột giúp bé hấp thu tốt.
- Bổ sung men tiêu hóa cung cấp các enzym mà cơ thể trẻ đang bị thiếu hụt.
- Bổ sung những vi chất cần thiết giúp cải thiện hấp thu.
- Bổ sung đủ lượng nước cơ thể bé cần mỗi ngày.
2.1. Trẻ hấp thu kém nên uống sữa gì? Chọn ngay sữa tốt cho tiêu hóa
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện được xem là “thủ phạm” hàng đầu khiến trẻ hấp thu kém. Do đó, mẹ nên lựa chọn loại sữa hỗ trợ và tăng cường tiêu hóa cho bé.
Các loại sữa này cung cấp nhiều dưỡng chất giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru hơn, hấp thu tốt hơn. Khi lựa chọn sữa cho trẻ hấp thu kém mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn sữa phù hợp với độ tuổi của con: Ở mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé khác nhau, mẹ kiểm tra thông tin về độ tuổi trên vỏ hộp sữa để chọn loại sữa phù hợp với con.
- Chọn sữa có các thành phần tốt cho tiêu hóa: Sữa hỗ trợ tiêu hóa cho bé sẽ chứa các thành phần như tiền lợi khuẩn Bifidus (các loại đường oligosaccharide như Lactose, Lactulose, Raffinose, chất xơ GOS), Kẽm, Vitamin nhóm B, Canxi,… Các thành phần này có tác dụng giúp bé ăn ngon miệng và tăng cường lợi khuẩn đường ruột, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại, làm mềm phân, đẩy nhanh cử động ruột giúp trẻ tiêu hóa, hấp thu tốt hơn.
- Chọn sữa kích thích bé ăn ngon: Mẹ nên mua loại sữa bổ sung kẽm, vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
Nếu mẹ đang tìm kiếm một loại sữa đáp ứng đủ các tiêu chí trên thì hãy tham khảo ngay Sữa Morinaga của Nhật. Loại sữa này được mệnh danh là “Sữa rau mát dạ cho bé”. Sở dĩ Morinaga được các mẹ bỉm yêu mến đặt tên như vậy là vì loại sữa này chứa rất nhiều thành phần giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt hơn và có 3 dòng sữa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, đó là:
- Hagukumi (0 – 6 tháng tuổi): Chứa tiền lợi khuẩn Bifidus (Lactose, Raffinose), Kẽm Sulfat và vitamin nhóm B, Canxi,…
- Chilmil (6 – 36 tháng tuổi): Chứa lợi tiền khuẩn Bifidus (Duphalac, Raffinose), Kẽm Sulfat, vitamin nhóm B, Canxi,…
- Kodomil (trên 36 tháng tuổi): Chứa tiền lợi khuẩn Bifidus (Duphalac, chất xơ GOS), vitamin nhóm B và bổ sung trực tiếp hơn 2.8 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium longum BB536/100g, Canxi,…
2.2. Trẻ hấp thu kém nên bổ sung men vi sinh
Bổ sung men vi sinh giúp tăng cường lợi khuẩn, khôi phục sự cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn, hấp thu tốt hơn.
Trong những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt nên rất dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn và cần sử dụng nhiều đến kháng sinh. Loại thuốc này thường gây ra nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa khiến khả năng hấp thu của trẻ bị suy giảm. Sử dụng men vi sinh là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ ngăn ngừa các tác dụng phụ này, đặc biệt là tiêu chảy. Một số nghiên cứu chứng minh rằng cho trẻ uống men vi sinh giúp:
- Giảm 42% nguy cơ tiêu chảy do kháng sinh.
- Giảm 8% nguy cơ tiêu chảy du lịch.
- Giảm 26% nguy cơ tiêu chảy do các nguyên nhân khác.
Bên cạnh đó, men vi sinh còn giúp hỗ trợ điều trị táo bón, bệnh Crohn và hội chứng ruột kích thích ở trẻ.
2.3. Bổ sung men tiêu hóa nếu trẻ hấp thu kém do thiếu enzym
Trường hợp trẻ kém hấp thu do thiếu enzym tiêu hóa mẹ nên cho bé đi khám và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, trẻ sẽ được chỉ định bổ sung thêm men tiêu hóa để giúp quá trình tiêu hóa, hấp thu diễn ra bình thường.
Việc bổ sung enzym tiêu hóa cải thiện hấp thu cho trẻ chỉ áp dụng trong khoảng thời gian nhất định (mỗi đợt không quá 10-15 ngày). Bởi vì nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách sẽ khiến tuyến tiết enzym của cơ thể bé bị ức chế, teo lại và suy giảm chức năng,…
2.4. Bổ sung đủ nước giúp trẻ hấp thu tốt hơn
Bổ sung đủ lượng nước cơ thể bé cần mỗi ngày là một mẹo hữu ích giúp cải thiện khả năng hấp thu cho trẻ. Bởi vì nước giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu hóa:
- Hệ tiêu hóa cần nước để phân hủy thức ăn.
- Nước hoạt động như một môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng và giúp chúng dễ dàng hấp thu vào máu.
- Nước giúp điều hòa nhu động ruột,…
Tùy theo độ tuổi và cân nặng, nhu cầu về nước của trẻ khác nhau, mẹ có thể tham khảo bảng hướng dẫn dưới đây để bổ sung đầy đủ cho bé.
Độ tuổi | Lượng nước cần thiết | Cách bổ sung |
Dưới 6 tháng | 100ml/kg cân nặng | Bổ sung hoàn toàn qua sữa mẹ/sữa công thức, không cần cho bé uống thêm nước |
6 – 12 tháng tuổi | 100ml/kg cân nặng | Cho trẻ bú sữa mẹ và/hoặc uống sữa công thức (>500ml/ngày), bổ sung thêm bằng nước đun sôi để nguội, nước ép hoa quả, nước luộc rau củ,… |
Trên 12 tháng tuổi | Lượng nước = 1000ml + n x 50ml
Trong đó n = trọng lượng của trẻ (kg) – 10 |
Bổ sung bằng cách cho trẻ uống sữa, nước đun sôi để nguội, nước hoa quả, nước rau củ luộc,… |
2.5. Bổ sung vi chất bị thiếu hụt
Vitamin B, C, A; khoáng chất kẽm và Lysine là các chất có vai trò quan trọng giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ hoặc một nguyên nhân nào đó khiến cơ thể bé thiếu hụt các vi chất này thì sẽ khiến trẻ biếng ăn, hấp thu kém, chậm tăng cân.
Để biết chính xác “trẻ ăn không hấp thu là thiếu chất gì?”, mẹ nên cho bé đi khám dinh dưỡng. Sau đó, mẹ bổ sung vi chất bị thiếu hụt cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Thông thường, các vi chất này có thể bổ sung bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và cho bé sử dụng các sản phẩm hỗ trợ,…
3. Một số lưu ý khác giúp trẻ hấp thu tốt, lớn nhanh hơn
Ngoài những biện pháp trên, để cải thiện khả năng hấp thu giúp bé tăng cân nhanh hơn, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Bữa ăn của bé cần kết hợp đa dạng, hợp lý các loại thực phẩm: Sai lầm mà một số mẹ thường mắc phải là nghe nói thực phẩm nào tốt sẽ cho bé ăn thường xuyên, ăn nhiều hơn hằng ngày. Tuy nhiên, trẻ cần một chế độ cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng chính (protein, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất) để đảm bảo nhận đủ dưỡng chất. Hơn nữa, khi ăn một món trong nhiều ngày sẽ khiến bé chán ăn. Do đó, mẹ nên tham khảo nhiều cách chế biến món ăn đa dạng, trang trí theo hình thù bé thích để giúp con hứng thú hơn và ăn nhiều hơn.
- Hạn chế ăn đường: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn đường, trẻ từ 2-8 tuổi chỉ nên ăn ít hơn 25g đường/ngày. Tốt nhất nên bổ sung cho bé các loại đường đơn giản trong trái cây, rau củ. Đường tinh luyện trong bánh kẹo, nước ngọt là là loại đường xấu trẻ cần tránh xa. Bởi vì chúng không chứa chất dinh dưỡng mà thường chứa nhiều calo làm giảm khả năng hấp thu các chất khác hoặc gây tổn thương đường ruột.
- Dạy bé nhai chậm hơn: Nhai đúng cách thực sự có thể giúp quá trình tiêu hóa, hấp thu diễn ra thuận lợi hơn. Hành động này giúp giải phóng enzym tiêu hóa phân hủy thức ăn để cơ thể bé dễ chuyển hóa thành năng lượng. Vì vậy, mẹ hãy rèn luyện cho bé thói quen ăn chậm nhai kỹ nhé.
- Chia nhỏ nhiều bữa: Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ vừa giúp hạn chế tình trạng hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải vừa giúp quá trình hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.
- Không ép bé ăn nhiều: Mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu để tạo tâm lý thoải mái giúp con ăn ngon miệng, hấp thu tốt và hứng thú khi thấy thức ăn. Ép bé ăn nhiều sẽ khiến bé sợ hãi, lâu dần gây chứng biếng ăn tâm lý rất khó khắc phục.
- Cho bé ăn sữa chua: Sữa chua chứa nhiều probiotic giúp bổ sung lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa. Mẹ nên thêm sữa chua vào bữa ăn vặt hằng ngày cho bé.
- Hạn chế ăn vặt vào trước bữa ăn: Ăn vặt trước bữa ăn khiến trẻ ngang dạ không muốn ăn thêm dẫn đến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng.
- Tẩy giun cho bé định kỳ: Nhiễm giun sán khiến cơ thể bé gầy yếu, mệt mỏi, hấp thu kém do bị cạnh tranh chất dinh dưỡng. Vì vậy, từ 2 tuổi trở đi, mẹ cần chú ý tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng/lần.
- Tăng cường vận động: Vận động hợp lý giúp tăng cường đề kháng và giúp tiêu hao năng lượng, từ đó, trẻ sẽ có cảm giác đói, ăn ngon miệng hơn.
- Giữ vệ sinh cá nhân cho bé tốt: Mẹ hãy dạy cho bé thói quen rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu của trẻ.