Trẻ bị táo bón: Tổng hợp 10+ điều mẹ cần biết

Trẻ bị táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, sự phát triển của con. Nếu bé nhà mình đang gặp vấn đề này, bố mẹ cần kiểm tra chính xác nguyên nhân để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp nhất. Bài viết dưới đây cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích, bố mẹ đừng bỏ lỡ nhé!

1.   Cách nhận biết trẻ bị táo bón

Một số dấu hiệu chính giúp bố mẹ nhận biết trẻ bị táo bón như:

  • Trẻ ít đi vệ sinh hơn bình thường.
  • Dấu hiệu của phân: Phân của trẻ cứng, to, trẻ có bị chảy máu khi đi đại tiện do phân to cứng làm tổn thương hậu môn.
  • Trẻ khó chịu, khóc, sợ hãi khi đi vệ sinh.
  • Trẻ bỏ ăn, trẻ bị đau bụng.

Trong trường hợp táo bón nặng, bé còn có các triệu chứng như: phân có lẫn máu, trẻ suy dinh dưỡng, chậm hấp thu, ngủ không sâu giấc,…

2.   Trẻ bị táo bón nguyên nhân do đâu

Trẻ bị táo bón do nhiều nguyên nhân khác nhau, được chia thành 2 lý do chính:

Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa (Khoảng 5%): Do các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng,… Nếu mắc các bệnh lý này trẻ thường bị táo bón ở giai đoạn sớm ngay sau khi sinh.

Các nguyên nhân khác (Chiếm 95%):

  • Trẻ mắc bệnh lý hậu môn: Nứt kẽ hậu môn, trẻ mắc bệnh trĩ,…
  • Do thói quen ăn uống: Trẻ uống ít nước, ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất đạm, protein, sữa uống đặc,…
  • Trẻ bị giảm trương lực ruột: Do bệnh còi xương, bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng,…
  • Trẻ nhịn đi tiểu do sợ hãi: Trẻ cảm thấy áp lực khi phải ngồi bô, trẻ sợ khi đi “ị rất thối”, trẻ sợ đi vệ sinh khi đi học mầm non,…

Bên cạnh đó, khi trẻ bị táo bón, gặp khó khăn khi đại tiện dẫn tới phân bị tích tụ lại trong ruột già, hậu môn, “tạo thành vòng luẩn quẩn” khiến bé mắc táo bón ngày càng nặng.

3.   Trẻ bị táo bón phải làm sao? Tư vấn từ chuyên gia

Chăm sóc trẻ bị đúng cách giúp con cải thiện rõ rệt táo bón, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Dưới đây là 7 gợi ý từ BS.CKI Đào Thị Yến Thủy, Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế – Bệnh viện Tâm Anh TPHCM, bố mẹ tham khảo thêm!

3.1 Chú ý loại sữa bé đang dùng

Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy cho rằng sữa ngoài có ảnh hưởng đến tiêu hóa, đặc biệt dễ gây táo bón cho trẻ vì các lý do sau:

 

  • Khó tiêu hóa, hấp thu: Sữa công thức có chứa hàm lượng đạm casein ca với trọng lượng phân tử lượng lớn, khó phân hủy, dễ bị kết tủa ở dạ dày. Các loại đạm này sẽ hút nước, làm thay đổi cấu trúc của phân cứng, khiến bé khó đi đại tiện.
  • Không hỗ trợ sản sinh lợi khuẩn: Sữa mẹ chứa chủng vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli), chúng giúp đường ruột của bé khỏe mạnh, cho quá trình luân chuyển chất diễn ra trơn tru, hệ tiêu hóa tốt sẽ giúp ngăn ngừa táo bón. Một số loại sữa bột không có chứa các lợi khuẩn hoặc hỗ trợ sản sinh lợi khuẩn cũng sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và là căn nguyên gây táo bón.
  • Pha sữa sai hướng dẫn: Khi bố mẹ pha sữa đặc với tỉ lệ nước ít hơn hướng dẫn làm bé khó hấp thu protein, gây táo bón.

Chính vì vậy, bố mẹ cần chú ý tới thành phần và cách sử dụng khi cho bé uống sữa ngoài. Morinaga là một trong số ít loại sữa mát, có công thức gần giống với sữa mẹ, phù hợp cho trẻ bị táo bón với một số ưu điểm nổi bật như:

  • Bổ sung Lactoferrin: Đây là đạm whey được cơ thể hấp thụ nhanh chóng. Hàm lượng Lactoferrin trong sữa Morinaga cao xấp xỉ sữa mẹ, giúp tăng cường đề kháng, ngăn các bệnh đường ruột ngăn ngừa gây táo bón.
  • Hỗ trợ sản sinh lợi khuẩn Bifidus: 2 loại đường Oligosaccharide có tác dụng tăng sản sinh lợi khuẩn bifidus ngăn ngừa vi khuẩn có hại gây bệnh đường ruột. Đặc biệt, lợi khuẩn bifidus nằm ở cuối ruột non và ruột già, quá trình sản sinh ra lợi khuẩn này còn giúp làm mềm phân, hỗ trợ cải thiện táo bón.
  • Cung cấp 2,8 tỷ lợi khuẩn BB536: Morinaga có chứa 2,8 tỷ lợi khuẩn để hỗ trợ cân bằng vi sinh vật, nâng cao sức khỏe tiêu hóa cho bé, giúp ngăn ngừa táo bón.

Sữa Morinaga được sản xuất trên dây chuyền tự động đạt tiêu chuẩn FSSC22000, dựa trên những nghiên cứu mới nhất về nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ theo tiêu chuẩn Codex Quốc tế và Bộ Y tế Việt Nam.

3.2 Bổ sung chất xơ cho bé

Chất xơ có khả năng hút nước tốt, chúng giúp làm mềm phân, dễ tống ra ngoài hơn.

Mẹ có thể bổ sung chất xơ cho bé bằng cách:

  • Chọn thực phẩm giàu chất xơ: Các loại rau xanh, củ quả, hạt,… có hàm lượng chất xơ lớn. Mẹ chế biến món ăn đa dạng để giúp kích thích vị giác, cho bé ăn nhiều hơn.
  • Chọn sữa bổ sung chất xơ
  • Chọn thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ trong trường hợp con từ chối ăn rau xanh, hoa quả, uống sữa.

3.3 Cho trẻ uống nhiều nước

Phân của trẻ bị cứng, vón cục, khó di chuyển qua hậu môn nguyên nhân chủ yếu do phân không đủ nước tại ruột già. Khi đủ nước, phân trương nở và mềm hơn, dễ thay đổi hình thái và tống ra ngoài dễ hơn.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế, mẹ bổ sung nước cho trẻ như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng: Bé bú mẹ hoàn toàn nên chưa cần bổ sung nước, nếu con bị táo bón ở giai đoạn này, mẹ cho bé uống khoảng 100 – 200 ml nước/ ngày bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày.
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng: 200 – 300ml nước/ngày.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày.
  • Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày.
  • Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày.

Lưu ý: Trẻ từ 6 tháng trở lên, mẹ có thể cho con uống xen kẽ nước lọc với các loại nước hoa quả khác để giúp con thích thú hơn. Mỗi lần chỉ cho bé uống một lượng vừa phải để bé không bị đầy hơi, chướng bụng.

3.4 Mát xa vùng bụng cho trẻ

Mát xa vùng bụng cho trẻ có tác dụng lưu thông tuần hoàn, kích thích nhu động ruột giúp quá trình đẩy khí thừa và phân ra ngoài trơn tru hơn. Ngoài ra, trẻ bị táo bón thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, mát xa cũng giúp con thoải mái, thư giãn hơn, dễ dàng thỏa hiệp với các hướng dẫn của bố mẹ. .

Cách mát xa vùng bụng cho trẻ bị táo bón: Mẹ thực hiện các động tác dưới đây lặp đi lặp lại khoảng 5 lần:

  • Bước 1: Làm quen với trẻ: Mẹ để bé nằm ngửa, nắn nhẹ nhàng từ vai xuống đến cổ tay của trẻ, làm song song 2 tay cùng lúc. Sau đó, mẹ tiếp tục cầm 2 cánh tay của bé và thực hiện động tác mở khép.
  • Bước 2: Mát xa vùng bụng: Mẹ đặt tay lên vùng đại tràng của bé ở khu vực quanh rốn, sau đó di chuyển các ngón tay theo chiều kim đồng hồ xung quanh khung đại tràng. Mẹ thực hiện động tác di chuyển ngón tay 5 – 7 thì vuốt nhẹ 2 bàn tay trên thành bụng.
  • Bước 3: Mát xa lưng: Mẹ cho bé nằm sấp, vỗ từ từ lên vùng lưng của con theo chiều xoắn ốc.
  • Bước 4: Mát xa 2 chân của con: Mẹ để bé nằm ngửa, dùng 2 tay nắn từ đùi tới 2 bàn chân một cách nhẹ nhàng.

Thời điểm: Mẹ nên mát xa vùng bụng cho trẻ bị táo bón khi con thoải mái như sau khi thức dậy, trước khi tắm hoặc đi ngủ. Bố mẹ không nên mát xa cho trẻ khi con bị đói, mới ăn no vì dễ gây nôn trớ.

Tần suất: Mát xa đều đặn mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng cải thiện.

3.5 Ngâm hậu môn trẻ

Ngâm hậu môn trẻ với nước ấm khoảng 37 độ C có tác dụng tăng cường hoạt động của nhu động ruột, tống phân ra ngoài nhanh và dễ dàng hơn.

Cách ngâm hậu môn cho trẻ bị táo bón:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, sinh dục của bé.
  • Đặt mông trẻ vào chậm nước ấm sạch khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày
  • Lau khô mông trẻ, mặc quần áo ngay để con không bị lạnh.

3. 6 Luyện thói quen đi vệ sinh cho trẻ bị táo bón

Thói quen đi vệ sinh đều đặn vào một khung giờ cố định trong ngày giúp kích thích nhu động ruột, kích thích tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, nhiều trẻ khi bắt đầu đi học cũng sẽ có thói quen nhịn đi vệ sinh vì “con xấu hổ”. Chính vì vậy, việc tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ là cần thiết, để bé tập đi vệ sinh tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Phụ huynh nên giúp con thư giãn, thoải mái trong lúc đi vệ sinh
  • Khuyến khích trẻ đi vệ sinh sau khi ngủ dậy hoặc sau bữa ăn.
  • Nên hướng dẫn bé đi vệ sinh bằng câu mệnh lệnh thay vì câu hỏi như “ Bây giờ là lúc đi vệ sinh rồi” thay vì “Con có cần đi vệ sinh không?”.

3.7 Tăng cường các hoạt động thể chất

Không chỉ giúp tăng cường đề kháng, miễn dịch, thường xuyên vận động giúp nhu động ruột co bóp mạnh mẽ, hoạt động tốt hơn, hỗ trợ quá trình đẩy phân ra ngoài. Cũng có nhiều trường hợp, trẻ vì chậm bò, chậm đi, “ì” một chỗ dẫn tới táo bón.

Mẹ nên chọn cách tăng cường các hoạt động thể chất phù hợp với từng lứa tuổi:

  • Bé dưới 1 tuổi, mẹ cho bé tập bài tập đạp xe trên giường, cho bé được bò,…
  • Bé đã biết đi, mẹ có thể dẫn bé đi dạo, tập cho bé đi bằng xe hỗ trợ
  • Bé đã cứng cáp, mẹ có thể cho con tập đi các loại xe thăng bằng, cho con vui chơi với bạn bè, các hoạt động vui chơi bé thích

Lưu ý: Mẹ không nên ép con tăng cường các hoạt động thể chất, khuyến khích con vận động khi con thoải mái nhất. Mẹ cũng không nên tập thói quen này khi bé vừa ăn no vì dễ gây nôn trớ, ảnh hưởng tới tiêu hóa.

4.   Trẻ bị táo bón có cần gặp bác sĩ không?

Trẻ bị táo bón nặng dẫn tới tiêu hóa kém, suy dinh dưỡng, thấp còi. Đặc biệt việc khó đi ị cũng tạo áp lực tâm lý cho bé. Chính vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở uy tín khi có các dấu hiệu sau đây: Trẻ bị táo bón không được chữa trị kịp thời có nguy cơ gì?

Bố mẹ đưa bé đi khám khi con có 1 trong các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ bị táo bón trên 1 tuần, đã áp dụng các biện pháp tại nhà, đặc biệt thay đổi chế độ ăn, các loại sữa đang dùng nhưng không cải thiện.
  • Trẻ sơ sinh trong tháng đầu bị táo bón, bụng bị phình chướng
  • Táo bón ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như: Con kém ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, hay nôn trớ.

5.   Giải đáp thắc mắc trẻ bị táo bón

Bên cạnh cung cấp các thông tin tổng quan trên, đội ngũ chuyên gia Morinaga cũng đã giải đáp chi tiết một số câu hỏi thường gặp của mẹ khi có trẻ bị táo bón trong phần sau. Mẹ kéo xuống để tham khảo thêm!

5.1 Trẻ bị táo bón lâu ngày phải làm sao?

Trẻ bị táo bón từ 7 ngày trở lên không cải thiện bố mẹ cần đưa tới bệnh viện để được xử lý kịp thời, tránh con gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, với trẻ bị táo bón lâu ngày, bố mẹ cũng cần chú trọng áp dụng chế độ ăn uống, lựa chọn loại sữa và thói quen sinh hoạt phù hợp, cùng với các loại thuốc bác sĩ kê để cải thiện hiệu quả tốt nhất,

5.2 Trẻ bị táo bón nên ăn gì?

Trẻ bị táo bón nên ăn thực phẩm, sữa uống  giàu chất xơ, thực phẩm bổ sung các lợi khuẩn và đủ nước mỗi ngày.

5.3 Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

Khi bước sang tuổi thứ 2, bé bắt đầu đi nhà trẻ, tập ngồi bô ị cùng những thay đổi về dinh dưỡng, chính vì vậy, mẹ hãy áp dụng một số cách sau để trị táo bón cho trẻ:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ cho bé như tăng cường ăn rau, các loại hạt: Mẹ nên chế biến món ăn đa dạng để kích thích vị giác, khích lệ để con ăn được nhiều rau xanh, hoa quả hơn.
  • Rèn cho bé đi vệ sinh đúng giờ, nếu bé đi vệ sinh tại trường, mẹ hãy nhờ cô giáo hỗ trợ để con cảm thấy thoải mái
  • Tập cho bé thói quen uống nước, mẹ có thể thay thế nước lọc bằng nước hoa quả, nước sữa chua
  • Bổ sung men vi sinh, lựa chọn loại sữa mát, hỗ trợ táo bón phù hợp.

Hy vọng rằng qua bài viết này, mẹ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và có những giải pháp tốt nhất khi trẻ bị táo bón. Nếu mẹ còn vấn đề gì thắc mắc thì hãy kết nối ngay với chuyên gia dinh dưỡng của Morinaga qua hotline 0916 434 429 để được giải đáp chi tiết và nhanh nhất.

Chia sẻ

Bài viết khác

Bài viết được quan tâm