Phát triển
toàn diện

Làm sao để đảm bảo thực đơn bổ sung vi chất cho bé  luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện là một trong những mối quan tâm thường trực của phụ huynh. Thông qua bài viết dưới đây, cha mẹ có thể tìm hiểu thêm nguyên nhân vì sao trẻ cần bổ sung vi chất dinh dưỡng và cách xây dựng một thực đơn bổ sung vi chất lý tưởng và phù hợp cho trẻ.

  1. Vì Sao Trẻ Cần Bổ Sung Đủ Vi Chất Dinh Dưỡng?

Vi chất dinh dưỡng bao gồm những vitamin và khoáng chất, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, cụ thể:

  • Đây là những thành phần cần thiết để tạo dựng và phát triển cơ bắp, xương, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cho trẻ; cung cấp năng lượng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
  • Hỗ trợ chức năng miễn dịch: Các vitamin như C, A, E giúp chống lại vi khuẩn, viêm nhiễm và các mầm bệnh. Ví dụ, Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng; Sắt giúp hỗ trợ hình thành máu mới và duy trì các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
  • Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển thần kinh: Các vitamin như A, D, E và các khoáng chất như Canxi, Sắt, Kẽm thúc đẩy sự phát triển về cả tư duy và thể chất của trẻ.
  • Duy trì tim mạch và xương khỏe mạnh: Vitamin D và Canxi là hai chất quan trọng giúp duy trì xương và răng khỏe mạnh ở trẻ. Ngoài ra, axit béo Omega-3 có trong một số loại cá cũng bảo vệ sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh.
  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng: Vi chất tham gia vào quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn. Ví dụ, Vitamin B giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và các khoáng chất như Sắt, Kẽm hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng trong ruột.

Có thể thấy, vi chất dinh dưỡng rất quan trọng và việc cung cấp đầy đủ, cân đối các loại vi chất sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia 2020 – 2021, trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi tại Việt Nam đang chiếm tới 73%, trong đó thiếu sắt chiếm tỷ lệ cao nhất (36,8%).

Theo Chuyên gia – BS.CKI. Phan Thị Hiền Thu – Nguyên Trưởng khoa Truyền thông GDSK Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vi chất ở trẻ nằm ở chế độ ăn uống chưa cân đối và phù hợp. Do đó, trước khi lựa chọn bổ sung vi chất dinh dưỡng thông qua thuốc hay thực phẩm bổ sung, phụ huynh hãy ưu tiên cân nhắc thay đổi thực đơn với các loại thực phẩm giàu vi chất để trẻ bổ sung một cách tự nhiên và tốt nhất.

  1. Thực Đơn Bổ Sung Vi Chất Dinh Dưỡng Lý Tưởng Cho Trẻ

Dưới đây là những loại thực phẩm chứa hàm lượng vi chất dinh dưỡng cao mẹ cần biết để bổ sung vào thực đơn hằng tuần cho trẻ được khuyến nghị bởi Chuyên gia – BS.CKI. Phan Thị Hiền Thu:

  • Thực phẩm giàu chất sắt: Trứng và lòng đỏ trứng, các loại thịt sẫm màu như bò, cừu, dê, chim bồ câu,…; phủ tạng động vật như gan, cật, tim, huyết… là những nguồn chất sắt quan trọng giúp duy trì sự cân bằng sắt trong cơ thể, hỗ trợ quá trình hình thành máu. Đối với trẻ nhỏ, cholesterol chứa trong các loại thực phẩm này đều là chất béo tốt, an toàn và cần thiết cho sức khỏe của trẻ. BS. Phan Thị Hiền Thu cũng cho biết, các loại thịt càng sẫm màu thì chứa hàm lượng sắt cao hơn các loại thịt trắng (như thịt gà,…)
  • Các loại cá: Cá nục, cá thu,… và những loại cá có màu sẫm chứa nhiều axít béo Omega-3 và vitamin D tốt cho xương và tim mạch; cung cấp một nguồn protein chất lượng và dễ tiêu hóa.
  • Rau xanh và các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, hà lan cùng với nấm, các loại rau lá xanh, như rau muống, rau đay, rau dền,… cung cấp chất xơ, vitamin C và khoáng chất quan trọng giúp tăng cường hấp thu sắt, hỗ trợ tiêu hóa và duy trì sức khỏe tim mạch.

 

  • Các thực phẩm giàu Vitamin C: các loại trái cây như cam, quýt, kiwi, dứa, dâu,… chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ giúp tăng cường hấp thu sắt và cải thiện sức đề kháng.
  • Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa là nguồn cung cấp Canxi và Protein quan trọng cho xương và cơ bắp. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa đặc, sữa tươi cũng nên được bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không cho trẻ uống sữa quá gần bữa ăn, vì Canxi trong sữa sẽ cạnh tranh hấp thu sắt với các thực phẩm còn lại, từ đó, trẻ sẽ không hấp thu hiệu quả hàm lượng vi chất dinh dưỡng cần thiết vào cơ thể, thậm chí có nguy cơ dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt.

Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ cần đảm bảo bé được cung cấp đủ lượng sữa và duy trì từ 2-3 ly sữa/ngày. Ngoài ra, đối với các vi chất dinh dưỡng khác như Vitamin A, D, C và các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm,…, phụ huynh cần cho trẻ thăm khám bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn kĩ hơn và điều chỉnh lượng bổ sung phù hợp cho cơ thể mỗi bé.

  1. Bổ Sung Vi Chất Dinh Dưỡng Thông Qua Sữa Mát Nhật Bản Morinaga

Thiết kế thực đơn bổ sung vi chất dinh dưỡng là một công đoạn quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của trẻ. Việc ăn uống đa dạng từ các nguồn thực phẩm giàu sắt, protein, vitamin và khoáng chất là chìa khóa để trẻ phát triển thành những “chiến binh nhỏ” khỏe mạnh, thông minh và tràn đầy năng lượng.

Hiểu được điều đó, sữa mát Morinaga với hơn 100 năm được tin dùng tại Nhật Bản cam kết mang đến cho trẻ các sản phẩm sữa bột đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO. Morinaga cũng là hãng sữa đầu tiên trên thế giới đưa Lactoferrin vào sản phẩm với tác dụng tăng cường hấp thu sắt, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch… ; bổ sung đầy đủ và cân bằng các vi chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất,… giúp bé phát triển toàn diện về trí não và thể lực.

Thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây cung cấp những dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng, nguyên nhân và giải pháp đảm bảo trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

  1. Nguyên Nhân Trẻ Thiếu Vi Chất Dinh Dưỡng

Không ít trẻ nhỏ Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2019 – 2020, cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ thiếu sắt. Nghiên cứu của Tổ chức Dinh dưỡng Đông Nam Á cũng cho biết, bữa ăn hằng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu vi chất ở trẻ có thể kể đến:

  • Chế độ ăn uống chưa cân đối và phù hợp: Trẻ chưa được cung cấp đủ các loại thực phẩm chính là đạm, tinh bột, rau củ, trái cây, chất béo tốt,… có thể dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất quan trọng.
  • Thói quen ăn uống chưa đảm bảo: Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều đường, chất béo không lành mạnh có thể làm giảm hấp thu các vi chất dinh dưỡng quan trọng.
  • Vấn đề tiêu hóa: Một số trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa dẫn đến khó hấp thụ dưỡng chất.
  1. Biểu Hiện Trẻ Thiếu Vi Chất Dinh Dưỡng

Chuyên gia – BS.CKI. Phan Thị Hiền Thu – Nguyên Trưởng khoa Truyền thông GDSK Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết: “Trẻ tăng cần đều, ổn định vẫn bị phát hiện thiếu vi chất sau khi được bác sĩ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm dinh dưỡng.” Theo Bác sĩ Thu, 2 nhóm vi chất mà trẻ thường xuyên và dễ dàng bị thiếu hụt nhất là Canxi – Vitamin DSắt.

Đối với nhóm đầu tiên: Canxi Vitamin D, biểu hiện trẻ thiếu vi chất thể hiện qua:

  • Còi xương sớm: Canxi là một vi chất quan trọng cho sự phát triển của xương và răng ở trẻ nhỏ. Trẻ thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng còi xương sớm, khiến xương yếu và dễ gãy.
  • Khó ngủ, hay giật mình khóc đêm, đổ mồ hôi, nấc cụt, rụng tóc: Vitamin D đóng vai trò quan trọng giúp duy trì hệ miễn dịch. Trẻ thiếu vitamin D có thể gặp phải các biểu hiện như khó ngủ, rụng tóc,… dẫn đến thể trạng mệt mỏi và khó chịu.
  • Chậm mọc răng hoặc răng xỉn màu: Răng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và cũng cần được chú ý trong quá trình phát triển của trẻ. Thiếu các vi chất dinh dưỡng như CanxiVitamin D có thể dẫn đến việc răng trẻ mọc chậm, yếu và xỉn màu dù phụ huynh có đánh răng cho bé kĩ và thường xuyên.
  • Chiều cao tăng chậm sau mỗi tháng: Nếu nhận thấy trẻ không tăng chiều cao đáng kể sau mỗi tháng, đây có thể là một biểu hiện của việc thiếu vi chất dinh dưỡng.

Nhóm vi chất thứ 2 là Sắt, thường bị thiếu hụt ở trẻ từ sau 6 tháng tuổi. Nguyên nhân của việc thiếu sắt ở trẻ có thể là do: Bé bị thiếu nguồn sắt dự trữ từ mẹ trong quá trình mang thai (mẹ thiếu cân, uống biên sắt chưa đủ trong thai kỳ,…), hoặc thiếu sắt trong chế độ và thức ăn dặm bổ sung từ bên ngoài. Lúc này, trẻ thiếu sắt sẽ có những biểu hiện:

  • Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt: da thường có màu nhạt, sáng hơn so với bình thường hoặc thậm chí có màu xanh trên các vùng như mặt và lòng bàn tay.
  • Thường xuyên ốm vặt, suy giảm sức đề kháng: Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ, khiến cho trẻ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.
  • Mệt mỏi, thiếu tập trung: Trẻ thiếu sắt thường có khả năng tập trung kém, luôn cảm thấy mệt mỏi và không có đủ năng lượng để tham gia vào các hoạt động thường ngày.
  • Dễ mắc các bệnh về da như mẩn ngứa, dị ứng: Thiếu sắt có thể làm cho da trở nên nhạy cảm hơn, từ đó dễ bị kích ứng và dễ mắc các vấn đề về da như mẩn ngứa, dị ứng da.
  1. Cách Bổ Sung Vi Chất Dinh Dưỡng Cho Trẻ

Vi chất dinh dưỡng tuy với hàm lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, phụ huynh cần quan tâm theo dõi, chú ý các biểu hiện của trẻ để phát hiện và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống cân đối và phù hợp: Chủ động cung cấp đủ các nhóm thực phẩm quan trọng, giàu vi chất ngay từ khi trẻ mới ra đời.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Phụ huynh không nên tự ý bổ sung vi chất cho trẻ vì không đảm bảo hàm lượng vi chất này có phù hợp với cơ thể trẻ hay không. Lúc này, cần cho trẻ đi thăm khám thường xuyên để được bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chính xác và linh hoạt.
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thực phẩm bổ sung như vitamin, khoáng chất hoặc các dưỡng chất khác để đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng cần thiết.

 

Theo BS.CKI. Phan Thị Hiền Thu, bên cạnh các thực phẩm ăn dặm, phụ huynh có thể bổ sung vi chất dinh dưỡng thông qua sữa uống. Những sản phẩm sữa có chứa thành phần Lactoferrin cũng cần được cân nhắc để tăng cường vận chuyển sắt, cạnh tranh hấp thu sắt với vi khuẩn, từ đó tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ thiếu vi chất một cách sinh lý cho trẻ.

Hơn 100 năm được tin dùng tại Nhật Bản, sữa mát Morinaga là hãng sữa đầu tiên trên thế giới đưa Lactoferrin vào các sản phẩm sữa bột dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuân theo quy chuẩn dinh dưỡng của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, sữa mát Morinaga giúp bổ sung Lactoferrin có tác dụng như chất kháng khuẩn, hạn chế hoạt động của virus, tăng cường hệ miễn dịch… ; cung cấp đầy đủ và cân bằng các vi chất dinh dưỡng như Canxi, Vitamin D và khoáng chất,… giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Làm sao để trẻ tăng cân vừa đủ mà vẫn đảm bảo phát triển toàn diện luôn là câu hỏi được các phụ huynh hết sức quan tâm. Từng giai đoạn phát triển của trẻ đều có những yếu tố quan trọng riêng, và trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 giai đoạn mà phụ huynh cần lưu ý: thai kỳ, sau sinh và ăn dặm. Bên cạnh đó, chuyên gia gợi ý giải pháp bổ sung Lactoferrin để hỗ trợ bé phát triển toàn diện.

  1. Giai Đoạn Trong Thai Kỳ: Mẹ Tăng Cân Đúng Và Đủ

Trong giai đoạn mang thai, các hoạt động chăm sóc sức khỏe của mẹ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người mẹ mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Chuyên gia – BS.CKI. Phan Thị Hiền Thu – Nguyên Trưởng khoa Truyền thông GDSK Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM – cho biết, yếu tố quan trọng cần chú ý là việc mẹ tăng cân có đúng và đủ hay không.

  • Mức tăng cân đúng và đủ phụ thuộc vào trọng lượng ban đầu của mẹ. Trung bình, một mẹ bình thường cần tăng từ 10 – 15kg trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ cần có sự điều chỉnh phù hợp khi ban đầu đã bị thiếu cân hoặc thừa cân.
  • Bổ sung đủ dưỡng chất: Mẹ cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đảm bảo nhận đủ dinh dưỡng quan trọng như protein, canxi, sắt, axit folic và các loại vitamin và khoáng chất khác.
  • Tránh thừa cân: Tuy tăng cân là điều quan trọng, nhưng thừa cân cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi vì có thể gây ra nhiều vấn đề như tiểu đường, huyết áp cao và khó khăn trong việc hồi phục sau sinh.

Một lưu ý quan trọng là mỗi mẹ có tình hình sức khỏe và cơ địa khác nhau, do đó, nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể..

  1. Giai Đoạn Sau Sinh & Ăn Dặm: Xây Dựng Thói Quen Ăn Đúng Cách

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ. Giải pháp phát triển tốt nhất lúc này là cho bé bú mẹ hoàn toàn, vì sữa mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.

Khi được 6 tháng tuổi, trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm và bắt đầu chuyển từ sữa sang thức ăn đặc. Mẹ có thể tập cho con bắt đầu từ các loại thức ăn như cháo (lúa mạch, gạo) và bổ sung thêm rau, quả, thịt, cá. Lưu ý nấu chín mềm, nghiền nhuyễn để con dễ dàng tập nhai và tiêu hóa.

Việc cho trẻ ăn đúng lứa tuổi, đủ bữa và đủ các nhóm thực phẩm cũng vô cùng quan trọng trong thời điểm này. Đây là lúc mà con tiếp xúc với các loại thực phẩm khác nhau và hình thành thói quen ăn uống. Phụ huynh cần đảm bảo trẻ được cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản: đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng,…), tinh bột (cơm, bún, phở, hủ tiếu,…), rau củ quả và chất béo tốt; tránh thức ăn có nhiều đường, muối. Từ đó giúp đảm bảo con nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện.

  1. Bổ Sung Lactoferrin: Hỗ Trợ Tăng Cường Hấp Thụ Sắt Và Miễn Dịch Cho Trẻ

Chuyên gia – BS.CKI. Phan Thị Hiền Thu cho biết: Sắt là một chất quan trọng giúp cung cấp oxy cho cơ thể, hỗ trợ sự phát triển của não bộ và hệ thống tiêu hóa. Và Lactoferrin là một loại protein có trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng hấp thụ sắt và hỗ trợ hệ thống miễn dịch của trẻ. Bổ sung Lactoferrin có thể giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ con phát triển toàn diện nhờ:

  • Cạnh tranh sắt với vi khuẩn giúp kìm hãm và hạn chế sự tăng sinh vi khuẩn có hại (vì chúng sống phụ thuộc vào sắt).
  • Tăng cường sức mạnh của màng tế bào nhờ liên kết với glycosaminoglycans giúp ngăn chặn sự xâm nhập của virus.
  • Tăng cường dẫn truyền thông tin đến hệ miễn dịch vì Lactoferrin mang điện tích dương, chúng sẽ liên kết với điện tích âm trên bề mặt các tế bào khác nhau kích hoạt hệ thống miễn dịch nhanh hơn.

Tuy nhiên, Lactoferrin chỉ có trong sữa mẹ đến khoảng tháng thứ 9 và giảm dần theo thời gian, vì thế, mẹ có thể chọn các sản phẩm sữa công thức bổ sung Lactoferrin uy tín và chất lượng cho bé. Ngoài ra, hãy luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế và làm đúng theo hướng dẫn để đảm bảo trẻ được chăm sóc tốt nhất.

Đồng hành với phụ huynh bổ sung nguồn dưỡng chất tối ưu cho sự phát triển toàn diện của trẻ những năm đầu đời, sữa mát Nhật Bản Morinaga là hãng sữa đầu tiên trên thế giới đưa Lactoferrin vào các sản phẩm sữa bột công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm sản xuất hoàn toàn tại Nhật, được kiểm tra theo quy trình kép bởi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và trung tâm R&D tiên tiến của hãng. Morinaga tuân theo chuẩn dinh dưỡng của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam – là lựa chọn dinh dưỡng hàng đầu của các mẹ Nhật Bản và Việt Nam dành cho bé yêu của mình.

Tình trạng trẻ kém hấp thu, chậm tăng cân, gầy yếu khiến không ít mẹ lo lắng, đau đầu. Vậy trẻ hấp thu kém nên bổ sung gì và nguyên nhân do đâu?. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này đồng thời gợi ý nhiều biện pháp hay giúp con hấp thu tốt, tăng cân nhanh, các mẹ tham khảo ngay nhé!

1. Tại sao bé hấp thu kém? Hiểu nguyên nhân để tìm giải pháp tốt cho bé

Theo thông tin được đăng tải trên Báo Sức khỏe đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế), có đến 50% trẻ không tăng cân đến Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam khám liên quan đến hội chứng kém hấp thu.

Kém hấp thu là tình trạng bé ăn uống bình thường nhưng không hấp thu được vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác từ thức ăn. Từ đó dẫn đến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển, thậm chí tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Để phát hiện sớm hội chứng kém hấp thu ở trẻ, mẹ hãy quan sát xem bé có các dấu hiệu điển hình dưới đây hay không:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Đi ngoài phân lỏng, tanh, có váng mỡ nổi trên bề mặt
  • Biếng ăn
  • Gầy yếu
  • Sút cân/Chậm tăng cân
  • Da khô
  • Hay ốm vặt,…

Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ kém hấp thu có thể kể đến như:

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Từ lúc mới sinh đến dưới 7 tuổi là khoảng thời gian hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Trong giai đoạn này, khả năng miễn dịch của trẻ cũng còn non kém nên rất dễ mắc hội chứng rối loạn đường ruột ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng.
  • Thiếu enzym tiêu hóa: Enzym tiêu hóa (Amylase, Protease, Lipase) có nhiệm vụ phân cắt thức ăn, biến chất dinh dưỡng thành các chất dễ hấp thu vào ruột. Nếu thiếu hụt các enzym này, thức ăn không được tiêu hóa và hấp thu hết khiến trẻ bị đầy bụng, chướng hơi,…
  • Chế độ ăn không phù hợp: Thực đơn không cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm, kém đa dạng, lặp đi lặp lại khiến trẻ biếng ăn, khó hấp thu, không đủ vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa.
  • Bệnh lý đường ruột: Một số bệnh lý đường tiêu hóa như nhiễm giun sán, viêm loét trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột,…cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Bên cạnh đó, một số thuốc điều trị bệnh (Ví dụ kháng sinh) dễ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến bé giảm hấp thu.

2. Trẻ hấp thu kém nên bổ sung gì?

Nếu mẹ đang thắc mắc “Con kém hấp thu nên bổ sung gì?” hay “Uống gì để hấp thu thức ăn tốt?” thì đừng bỏ qua các biện pháp hữu hiệu sau đây:

  • Bổ sung sữa hỗ trợ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu cho trẻ.
  • Bổ sung men vi sinh tăng cường sức khỏe đường ruột giúp bé hấp thu tốt.
  • Bổ sung men tiêu hóa cung cấp các enzym mà cơ thể trẻ đang bị thiếu hụt.
  • Bổ sung những vi chất cần thiết giúp cải thiện hấp thu.
  • Bổ sung đủ lượng nước cơ thể bé cần mỗi ngày.

2.1. Trẻ hấp thu kém nên uống sữa gì? Chọn ngay sữa tốt cho tiêu hóa

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện được xem là “thủ phạm” hàng đầu khiến trẻ hấp thu kém. Do đó, mẹ nên lựa chọn loại sữa hỗ trợ và tăng cường tiêu hóa cho bé.

Các loại sữa này cung cấp nhiều dưỡng chất giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru hơn, hấp thu tốt hơn. Khi lựa chọn sữa cho trẻ hấp thu kém mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn sữa phù hợp với độ tuổi của con: Ở mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé khác nhau, mẹ kiểm tra thông tin về độ tuổi trên vỏ hộp sữa để chọn loại sữa phù hợp với con.
  • Chọn sữa có các thành phần tốt cho tiêu hóa: Sữa hỗ trợ tiêu hóa cho bé sẽ chứa các thành phần như tiền lợi khuẩn Bifidus (các loại đường oligosaccharide như Lactose, Lactulose, Raffinose, chất xơ GOS), Kẽm, Vitamin nhóm B, Canxi,… Các thành phần này có tác dụng giúp bé ăn ngon miệng và tăng cường lợi khuẩn đường ruột, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại, làm mềm phân, đẩy nhanh cử động ruột giúp trẻ tiêu hóa, hấp thu tốt hơn.
  • Chọn sữa kích thích bé ăn ngon: Mẹ nên mua loại sữa bổ sung kẽm, vitamin nhóm B giúp trẻ thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.

Nếu mẹ đang tìm kiếm một loại sữa đáp ứng đủ các tiêu chí trên thì hãy tham khảo ngay  Sữa Morinaga của Nhật. Loại sữa này được mệnh danh là “Sữa rau mát dạ cho bé”. Sở dĩ Morinaga được các mẹ bỉm yêu mến đặt tên như vậy là vì loại sữa này chứa rất nhiều thành phần giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt hơn và có 3 dòng sữa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, đó là:

  • Hagukumi (0 – 6 tháng tuổi): Chứa tiền lợi khuẩn Bifidus (Lactose, Raffinose), Kẽm Sulfat và vitamin nhóm B, Canxi,…
  • Chilmil (6 – 36 tháng tuổi): Chứa lợi tiền khuẩn Bifidus (Duphalac, Raffinose), Kẽm Sulfat, vitamin nhóm B, Canxi,…
  • Kodomil (trên 36 tháng tuổi): Chứa tiền lợi khuẩn Bifidus (Duphalac, chất xơ GOS), vitamin nhóm B và bổ sung trực tiếp hơn 2.8 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium longum BB536/100g, Canxi,…

2.2. Trẻ hấp thu kém nên bổ sung men vi sinh

Bổ sung men vi sinh giúp tăng cường lợi khuẩn, khôi phục sự cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn, hấp thu tốt hơn.

Trong những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt nên rất dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn và cần sử dụng nhiều đến kháng sinh. Loại thuốc này thường gây ra nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa khiến khả năng hấp thu của trẻ bị suy giảm. Sử dụng men vi sinh là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ ngăn ngừa các tác dụng phụ này, đặc biệt là tiêu chảy. Một số nghiên cứu chứng minh rằng cho trẻ uống men vi sinh giúp:

  • Giảm 42% nguy cơ tiêu chảy do kháng sinh.
  • Giảm 8% nguy cơ tiêu chảy du lịch.
  • Giảm 26% nguy cơ tiêu chảy do các nguyên nhân khác.

Bên cạnh đó, men vi sinh còn giúp hỗ trợ điều trị táo bón, bệnh Crohn và hội chứng ruột kích thích ở trẻ.

2.3. Bổ sung men tiêu hóa nếu trẻ hấp thu kém do thiếu enzym

Trường hợp trẻ kém hấp thu do thiếu enzym tiêu hóa mẹ nên cho bé đi khám và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, trẻ sẽ được chỉ định bổ sung thêm men tiêu hóa để giúp quá trình tiêu hóa, hấp thu diễn ra bình thường.

Việc bổ sung enzym tiêu hóa cải thiện hấp thu cho trẻ chỉ áp dụng trong khoảng thời gian nhất định (mỗi đợt không quá 10-15 ngày). Bởi vì nếu lạm dụng hoặc dùng không đúng cách sẽ khiến tuyến tiết enzym của cơ thể bé bị ức chế, teo lại và suy giảm chức năng,…

2.4. Bổ sung đủ nước giúp trẻ hấp thu tốt hơn

Bổ sung đủ lượng nước cơ thể bé cần mỗi ngày là một mẹo hữu ích giúp cải thiện khả năng hấp thu cho trẻ. Bởi vì nước giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu hóa:

  • Hệ tiêu hóa cần nước để phân hủy thức ăn.
  • Nước hoạt động như một môi trường hòa tan các chất dinh dưỡng và giúp chúng dễ dàng hấp thu vào máu.
  • Nước giúp điều hòa nhu động ruột,…

 

Tùy theo độ tuổi và cân nặng, nhu cầu về nước của trẻ khác nhau, mẹ có thể tham khảo bảng hướng dẫn dưới đây để bổ sung đầy đủ cho bé.

Độ tuổi Lượng nước cần thiết Cách bổ sung
Dưới 6 tháng 100ml/kg cân nặng Bổ sung hoàn toàn qua sữa mẹ/sữa công thức, không cần cho bé uống thêm nước
6 – 12 tháng tuổi 100ml/kg cân nặng Cho trẻ bú sữa mẹ và/hoặc uống sữa công thức (>500ml/ngày), bổ sung thêm bằng nước đun sôi để nguội, nước ép hoa quả, nước luộc rau củ,…
Trên 12 tháng tuổi Lượng nước = 1000ml + n x 50ml

 

Trong đó n = trọng lượng của trẻ (kg) – 10

Bổ sung bằng cách cho trẻ uống sữa, nước đun sôi để nguội, nước hoa quả, nước rau củ luộc,…

2.5. Bổ sung vi chất bị thiếu hụt

Vitamin B, C, A; khoáng chất kẽm và Lysine là các chất có vai trò quan trọng giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ hoặc một nguyên nhân nào đó khiến cơ thể bé thiếu hụt các vi chất này thì sẽ khiến trẻ biếng ăn, hấp thu kém, chậm tăng cân.

Để biết chính xác “trẻ ăn không hấp thu là thiếu chất gì?”, mẹ nên cho bé đi khám dinh dưỡng. Sau đó, mẹ bổ sung vi chất bị thiếu hụt cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Thông thường, các vi chất này có thể bổ sung bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và cho bé sử dụng các sản phẩm hỗ trợ,…

3. Một số lưu ý khác giúp trẻ hấp thu tốt, lớn nhanh hơn

Ngoài những biện pháp trên, để cải thiện khả năng hấp thu giúp bé tăng cân nhanh hơn, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Bữa ăn của bé cần kết hợp đa dạng, hợp lý các loại thực phẩm: Sai lầm mà một số mẹ thường mắc phải là nghe nói thực phẩm nào tốt sẽ cho bé ăn thường xuyên, ăn nhiều hơn hằng ngày. Tuy nhiên, trẻ cần một chế độ cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng chính (protein, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất) để đảm bảo nhận đủ dưỡng chất. Hơn nữa, khi ăn một món trong nhiều ngày sẽ khiến bé chán ăn. Do đó, mẹ nên tham khảo nhiều cách chế biến món ăn đa dạng, trang trí theo hình thù bé thích để giúp con hứng thú hơn và ăn nhiều hơn.
  • Hạn chế ăn đường: Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn đường, trẻ từ 2-8 tuổi chỉ nên ăn ít hơn 25g đường/ngày. Tốt nhất nên bổ sung cho bé các loại đường đơn giản trong trái cây, rau củ. Đường tinh luyện trong bánh kẹo, nước ngọt là là loại đường xấu trẻ cần tránh xa. Bởi vì chúng không chứa chất dinh dưỡng mà thường chứa nhiều calo làm giảm khả năng hấp thu các chất khác hoặc gây tổn thương đường ruột.
  • Dạy bé nhai chậm hơn: Nhai đúng cách thực sự có thể giúp quá trình tiêu hóa, hấp thu diễn ra thuận lợi hơn. Hành động này giúp giải phóng enzym tiêu hóa phân hủy thức ăn để cơ thể bé dễ chuyển hóa thành năng lượng. Vì vậy, mẹ hãy rèn luyện cho bé thói quen ăn chậm nhai kỹ nhé.
  • Chia nhỏ nhiều bữa: Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ vừa giúp hạn chế tình trạng hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải vừa giúp quá trình hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.
  • Không ép bé ăn nhiều: Mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu để tạo tâm lý thoải mái giúp con ăn ngon miệng, hấp thu tốt và hứng thú khi thấy thức ăn. Ép bé ăn nhiều sẽ khiến bé sợ hãi, lâu dần gây chứng biếng ăn tâm lý rất khó khắc phục.
  • Cho bé ăn sữa chua: Sữa chua chứa nhiều probiotic giúp bổ sung lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa. Mẹ nên thêm sữa chua vào bữa ăn vặt hằng ngày cho bé.
  • Hạn chế ăn vặt vào trước bữa ăn: Ăn vặt trước bữa ăn khiến trẻ ngang dạ không muốn ăn thêm dẫn đến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Tẩy giun cho bé định kỳ: Nhiễm giun sán khiến cơ thể bé gầy yếu, mệt mỏi, hấp thu kém do bị cạnh tranh chất dinh dưỡng. Vì vậy, từ 2 tuổi trở đi, mẹ cần chú ý tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng/lần.
  • Tăng cường vận động: Vận động hợp lý giúp tăng cường đề kháng và giúp tiêu hao năng lượng, từ đó, trẻ sẽ có cảm giác đói, ăn ngon miệng hơn.
  • Giữ vệ sinh cá nhân cho bé tốt: Mẹ hãy dạy cho bé thói quen rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu của trẻ.

Giai đoạn từ 0 đến 3-4 tuổi, trẻ thường mắc chứng biếng ăn do hệ tiêu hóa còn non nớt, dễ mắc bệnh lý hoặc do ba mẹ chăm sóc sai cách ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của bé,…Sử dụng sữa cho trẻ biếng ăn là một trong những biện pháp tối ưu giúp con ăn ngon, tiêu hóa khỏe, tăng cân nhanh, bắt kịp đà tăng trưởng. Vậy sữa dành cho trẻ tăng biếng ăn cần đạt những tiêu chí gì, loại sữa nào tốt nhất và cần lưu ý gì khi sử dụng? Mẹ hãy tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

1.    Thận trọng hậu quả nguy hiểm khi trẻ biếng ăn kéo dài

Tình trạng biếng ăn ở trẻ không phải hiếm gặp nhưng nếu kéo dài thì sẽ gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé như:

  • Chậm phát triển thể chất: Biếng ăn kéo dài khiến cơ thể bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển, do đó, trẻ sẽ thấp còi, nhẹ cân hơn so với các bé ăn uống tốt. Hơn nữa, thiếu hụt một số vi chất quan trọng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan trên cơ thể trẻ như thiếu Vitamin A gây khô da, rụng tóc, mắt khô, mù lòa; thiếu Vitamin D, Canxi gây còi xương,…
  • Chậm phát triển trí tuệ: Biếng ăn kéo dài dẫn đến thiếu hụt các chất như Omega 3, Omega 6, DHA, ARA, I-ốt,…khiến trẻ kém thông minh, không nhanh nhẹn như các trẻ khác.
  • Suy giảm miễn dịch: Trẻ biếng ăn lâu ngày thường có sức đề kháng kém, hay ốm vặt do thiếu hụt các chất quan trọng hỗ trợ chức năng miễn dịch như kẽm, selen, sắt, vitamin D,C,…Điển hình là các bệnh về tiêu hóa, hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm amidan, tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa,….
  • Giảm chỉ số cảm xúc: Trẻ chán ăn, lười ăn thường có xu hướng chậm chạp, thụ động, kém hòa nhập, không hứng thú với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nhóm trẻ này có chỉ số EQ (chỉ số cảm xúc) thấp, lâu dần có thể dẫn đến tự kỷ, trầm cảm.

2.   Tại sao nên bổ sung sữa cho trẻ biếng ăn?

Sữa là “thực phẩm” cần thiết hằng ngày giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ nhanh chóng, hiệu quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung loại sữa phù hợp cho trẻ biếng ăn đem lại nhiều lợi ích như:

  • Cung cấp đủ các dưỡng chất: Sữa là thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng đa dạng, do đó uống sữa giúp cơ thể trẻ luôn đủ chất, tăng cân đều, ngăn ngừa suy dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ cải thiện biếng ăn: Sữa dành cho trẻ biếng ăn thường được bổ sung thêm nhiều thành phần chuyên biệt giúp kích thích trẻ thèm ăn, ăn ngon hơn, tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt như kẽm, vitamin nhóm B, tiền lợi khuẩn,…

3. Tiêu chí quan trọng lựa chọn sữa cho trẻ biếng ăn

Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm loại sữa từ trong nước đến nhập khẩu khiến mẹ băn khoăn không biết lựa chọn như thế nào. Để lựa chọn loại sữa cho trẻ biếng ăn phù hợp với bé nhà mình, mẹ hãy tham khảo ngay 4 tiêu chí dưới đây nhé!

3.1. Sữa chứa thành phần giúp bé ăn ngon, tiêu hóa khỏe

Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại sữa chứa các dưỡng chất tốt cho tiêu hóa, tăng hấp thu và kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ như:

  • Kẽm: Vi chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa enzyme, tái tạo tế bào niêm mạc ruột. Do đó, bổ sung đủ Kẽm giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru hơn.
  • Vitamin nhóm B: Vitamin B1 kích thích trẻ thèm ăn; vitamin B6 giúp chuyển hóa đạm, đường, chất béo tốt hơn; vitamin B9 tốt cho sức khỏe tinh thần và cảm xúc của trẻ; vitamin B12 giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn tăng cường chức năng tiêu hóa,…
  • Lợi khuẩn, tiền lợi khuẩn: Các loại đường Oligosaccharide (Lactulose, Raffinose, GOS,…), lợi khuẩn Bifidobacterium longum BB536 là những dưỡng chất có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh, ngăn ngừa tiêu chảy, táo bón,…

3.2. Sữa cung cấp đủ dưỡng chất giúp trẻ hấp thu tốt từ đó ăn uống tốt hơn

Khi mua sữa cho trẻ biếng ăn, mẹ nên chú ý chọn loại sữa có đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết, bao gồm protein, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Sữa bổ sung dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp cơ thể bé tiêu hóa, hấp thu dễ dàng hơn từ đó giúp cải thiện tình trạng biếng ăn.

3.3. Sữa của thương hiệu uy tín

Trong các hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm nuôi con, không ít mẹ phàn nàn rằng đã mua phải sữa giả, sữa kém chất lượng, khi sử dụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Chính vì vậy, khi mua sữa cải thiện biếng ăn cho bé, mẹ nên lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín và tìm mua tại địa chỉ phân phối chính hãng nhé.

Cụ thể, mẹ nên chọn sữa của thương hiệu nổi tiếng, đã có mặt lâu năm trên thị trường, đạt các tiêu chuẩn về sản xuất, chất lượng sản phẩm (FDA, GMP,…) và được nhiều khách hàng phản hồi tốt. Để tìm mua sữa chính hãng mẹ có thể đến các hệ thống cửa hàng mẹ bé lớn (Kidsplaza, Concung, Bibomart,…) hoặc đặt trực tiếp từ công ty phân phối độc quyền sản phẩm,…

3.4. Sữa đúng độ tuổi của bé

Hiện nay, hầu hết các loại sữa trên thị trường đều phân chia rõ các dòng sữa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Ví dụ như:

  • Sữa dành cho trẻ 0-6 tháng tuổi thường có thành phần gần giống sữa mẹ
  • Sữa cho trẻ trên 6 tháng sẽ tăng hàm lượng và bổ sung thêm các dưỡng chất khác giúp bé phát triển chiều cao, trí não, tăng cường hệ miễn dịch,…

Vì vậy, mẹ nên chú ý thông tin về độ tuổi in trên bao bì để chọn đúng loại sữa phù hợp giúp cơ thể bé dung nạp tối đa các dưỡng chất và đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Vị giác của trẻ biếng ăn cũng khó “nuông chiều” hơn, do đó, mẹ cần lựa chọn loại sữa dễ uống. Thông thường, bé dưới 3 tuổi mẹ nên chọn sữa có mùi vị thanh nhạt gần giống sữa mẹ, bé trên 3 tuổi nên chọn sữa có vị ngọt nhẹ, hương dâu hoặc vani,…

4. Morinaga – Sữa “mát tiêu hóa”, chuyên biệt cho trẻ biếng ăn

Nếu mẹ đang băn khoăn “Trẻ biếng ăn nên cho uống sữa gì?” thì có thể tham khảo sử dụng sữa Morinaga của Nhật.

Morinaga nằm trong top đầu các sữa tốt cho tiêu hóa, rất phù hợp cho trẻ biếng ăn. Đặc biệt, trong hơn 12 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, Morinaga được rất nhiều mẹ bỉm ưa chuộng, yêu mến gọi với cái tên Dòng sữa “rau” mát dạ cho bé yêu.

Bên cạnh đó, Morinaga cũng đáp ứng đủ 4 tiêu chí lựa chọn sữa cho trẻ biếng ăn:

  • Morinaga chứa nhiều thành phần giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường tiêu hóa như Kẽm, Vitamin nhóm B, tiền lợi khuẩn Bifidus (Lactose, Raffinose, Duphalac, GOS) và lợi khuẩn Bifidobacterium longum BB536,…
  • Morinaga chứa thành phần đa dạng, đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
  • Sữa Morinaga được sản xuất bởi Morinaga Milk Industry Co., Ltd – Tập đoàn sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa nổi tiếng hàng đầu tại Nhật Bản.
  • Morinaga có 3 dòng sữa với thành phần và mùi vị phù hợp với bé ở từng độ tuổi, đó là Hagukumi, Chilmil, Kodomil. Hầu hết các mẹ sau khi cho con sử dụng đều phản hồi rằng sữa Morinaga dễ uống và các bé rất hợp tác, hứng thú với mùi vị sữa.

4.1. Morinaga Hagukumi – Sữa cho trẻ biếng ăn từ 0 đến 6 tháng tuổi

Trẻ từ sơ sinh đến dưới 6 tháng tuổi bị biếng ăn, mẹ có thể tham khảo sử dụng sữa Morinaga Hagukumi. Dòng sữa này có những ưu điểm nổi trội như:

  • Sữa chứa tiền lợi khuẩn Bifidus (Lactose và Raffinose) giúp cân bằng hệ vi sinh, tăng cường tiêu hóa, hấp thu, ngăn ngừa táo bón.
  • Sữa bổ sung thêm Kẽm; Vitamin B1, B6, B12 giúp trẻ thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
  • Tăng cường thêm các thành phần AHA/ARA, Canxi, Vitamin D3 giúp con phát triển trí não, thị lực, chiều cao vượt trội; Lactoferrin giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Morinaga Hagukumi có mùi vị thanh nhạt gần giống sữa mẹ phù hợp cho bé từ 0-6 tháng tuổi.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng và liều lượng sử dụng sữa Morinaga Hagukumi:

  • Bước 1: Mẹ rửa tay và dụng cụ pha sữa cho bé sạch sẽ.
  • Bước 2: Mẹ khử trùng bình sữa, núm ty giả bằng nước đun sôi trong vòng 5 – 10 phút, sau đó để ráo.
  • Bước 3: Mẹ dùng muỗng trong hộp và lấy chính xác lượng bột cần pha cho vào bình.
  • Bước 4: Mẹ tính toán tổng lượng nước ấm (70 độ C) cần dùng để pha sữa, sau đó cho trước khoảng ½ lượng nước đó vào bình.
  • Bước 5: Mẹ lắp núm ty và vặn chặt sau đó lắc đều để hòa tan sữa.
  • Bước 6: Mẹ mở nắp bình và cho thêm lượng nước ấm còn lại vào.
  • Bước 7: Mẹ lại lắp núm ty và vặn chặt lại, lắc nhẹ để hòa tan sữa sau đó nhanh chóng làm nguội bằng nhiệt độ cơ thể (khoảng 36 độ C) và cho bé bú.

Liều lượng khuyên dùng của sữa HaguKumi cho bé từ 0-6 tháng tuổi

4.2. Morinaga Chilmil – Sữa dành cho trẻ biếng ăn từ 6 tháng đến 3 tuổi

Morinaga Chilmil là sữa dành cho trẻ biếng ăn trong độ tuổi từ 6 tháng đến 36 tháng. Điểm khác biệt của Morinaga Chilmil so với các dòng sữa khác trên thị trường là:

  • Morinaga Chilmil chứa Duphalac, Raffinose giúp tăng cường lợi khuẩn Bifidus, hỗ trợ tiêu hóa, tăng hấp thu từ đó cải thiện chứng biếng ăn cho trẻ.
  • Loại sữa này cũng được bổ sung thêm Kẽm; vitamin B1, B6, B2, B12 kích thích vị giác giúp bé ăn ngon miệng hơn.
  • Tương tự như dòng Hagukumi, Chilmil cũng được tăng cường thêm các thành phần AHA/ARA giúp con phát triển trí não, thị lực; Canxi, Vitamin D3 giúp con phát triển chiều cao; Lactoferrin giúp tăng cường khả năng miễn dịch và có mùi vị thanh nhạt phù hợp với khẩu vị của bé.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng và liều lượng sử dụng sữa Morinaga Chilmil:

  • Bước 1: Mẹ rửa tay sạch sẽ, vệ sinh và khử trùng kỹ bình sữa và núm ty.
  • Bước 2: Mẹ chuẩn bị nước đun sôi đã để nguội đến khoảng 50 độ C.
  • Bước 3: Mẹ đong khoảng 100mL nước ấm cho vào bình hoặc cốc.
  • Bước 4: Mẹ dùng muỗng có sẵn trong hộp lấy 5 muỗng bột sữa gạt ngang cho vào bình nước lắc đều để hòa tan hết.
  • Bước 5: Mẹ cho thêm nước ấm vào bình đến vạch 200ml, khuấy nhẹ, sau đó làm nguội sữa đến nhiệt độ cơ thể (khoảng 36 độ C) và cho bé uống.

Liều lượng khuyên dùng của sữa Chilmil cho bé từ 6 – 36 tháng tuổi

4.3. Morinaga Kodomil – Sữa cho bé biếng ăn trên 3 tuổi

Nếu mẹ đang thắc mắc “Trẻ 3 tuổi biếng ăn nên uống sữa gì?” thì đừng bỏ qua dòng sữa Morinaga Kodomil này nhé.

Sữa Morinaga Kodomil đang được đông đảo các mẹ bỉm ưa chuộng bởi vì có nhiều ưu điểm vượt trội và rất phù hợp với bé trên 3 tuổi như:

  • Kodomil giúp bé mát tiêu hóa, hết biếng ăn, ngăn ngừa các bệnh lý đường ruột nhờ chứa vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12), tiền lợi khuẩn Bifidus (Duphalac và GOS) kết hợp hơn 2.8 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium longum BB536/100g.
  • Kodomil được bổ sung thêm DHA giúp bé phát triển trí tuệ, thông minh hơn, nâng cao khả năng ghi nhớ, tập trung và tăng cường miễn dịch cho bé. Bên cạnh đó, loại sữa này cũng giúp thúc đẩy trẻ phát triển chiều cao vượt trội nhờ chứa Canxi và Vitamin D với hàm lượng thích hợp.
  • Hơn nữa, sữa Kodomil còn có công dụng tăng cường đề kháng, giúp cơ thể trẻ chống chọi với những tác nhân gây bệnh bên ngoài, giảm ốm vặt khi đi nhà trẻ và khi thời tiết thay đổi.
  • Sữa Kodomil không chứa chất tạo ngọt nhân tạo, chất bảo quản và chất tạo màu hóa học. Ngược lại, sữa có vị ngọt và màu tự nhiên, hương dâu/vani thơm ngon rất hợp khẩu vị bé trên 3 tuổi.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng và liều lượng sử dụng sữa Morinaga Kodomil:

  • Bước 1: Mẹ dùng muỗng có sẵn trong hộp lấy 3 muỗng sữa gạt ngang vào cốc.
  • Bước 2: Mẹ thêm nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm (40-50 độ C) đến vạch 200mL/400mL, sau đó khuấy đều để hòa tan sữa và cho bé uống.

Liều lượng khuyên dùng của sữa Kodomil cho bé trên 3 tuổi

5. 6 lưu ý mẹ cần nhớ khi dùng sữa cho trẻ biếng ăn

Khi bổ sung sữa cải thiện tình trạng biếng ăn cho trẻ, để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả tốt nhất, mẹ cần lưu ý:

  • Đảm bảo vệ sinh khi pha sữa: Mẹ nên rửa sạch tay, dụng cụ pha cũng cần vệ sinh và khử trùng sạch sẽ tránh đưa nguồn bệnh vào cơ thể bé.
  • Pha đúng hướng dẫn: Mẹ tuân thủ hướng dẫn pha sữa cho bé trên bao bì như đúng nhiệt độ khuyến cáo, hàm lượng sữa và lượng nước đúng, tránh cho bé uống sữa quá đặc vì dễ gây táo bón hoặc quá loãng sẽ gây thiếu dinh dưỡng.
  • Cho bé uống đúng liều lượng: Ép bé uống nhiều không giúp con khỏe mạnh, tăng cân nhanh hơn mà ngược lại gây áp lực lên hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến tâm lý khiến trẻ càng biếng ăn hơn. Vì vậy, mẹ cho bé uống theo đúng liều lượng khuyến cáo và ngừng nếu con không muốn uống nữa.
  • Không cho con uống sữa thừa: Sữa đã pha để sau 2 giờ (đặc biệt là để qua đêm) có nguy cơ nhiễm khuẩn cao, do đó mẹ tuyệt đối không cho bé uống.
  • Chú ý nhiệt độ, chất lượng sữa: Trước khi cho trẻ uống, mẹ chú ý nhiệt độ sữa phù hợp (khoảng 37 độ C) để tránh làm bỏng bé. Mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ sữa bằng xúc giác (nhỏ vài giọt lên cổ tay nếu thấy ấm thì cho bé uống) hoặc dùng thiết bị đo chuyên dụng. Ngoài ra, nếu thấy sữa có mùi vị, màu sắc khác thường mẹ tuyệt đối không cho con uống,…

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản mà mẹ cần hiểu rõ về sữa cho trẻ biếng ăn. Hy vọng, những kiến thức hữu ích này giúp mẹ lựa chọn đúng loại sữa phù hợp giúp bé yêu hết biếng ăn, tăng cân đạt chuẩn và phát triển khỏe mạnh. Nếu mẹ còn thắc mắc bất cứ vấn đề gì liên quan đến tình trạng biếng ăn ở trẻ thì hãy liên hệ ngay tổng đài 0916 434 429 để được chuyên gia giải đáp chi tiết.

Chứng biếng ăn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sự phát triển trí não và tâm lý của trẻ. Vậy bé biếng ăn nên bổ sung gì để con ăn uống ngon miệng, tăng cân đều và phát triển khỏe mạnh hơn? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý 7 biện pháp giúp mẹ giải quyết vấn đề này!

1.   Bổ sung sữa cho trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn thường kéo theo tình trạng chậm tăng cân thậm chí suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, bổ sung sữa là biện pháp hữu hiệu hỗ trợ cải thiện chứng lười ăn, chán ăn ở trẻ. Cụ thể, uống sữa mang lại nhiều lợi ích cho trẻ biếng ăn như:

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ tăng cân đều, ngăn ngừa suy dinh dưỡng.
  • Bổ sung thêm vitamin và nhiều dưỡng chất khác giúp kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt,…

Tuy nhiên, không phải loại sữa nào cũng phù hợp cho trẻ biếng ăn. Trong trường hợp này, mẹ nên chọn sữa cho bé dựa vào các tiêu chí sau:

  • Thành phần phù hợp: Mẹ nên lựa chọn loại sữa chứa các thành phần tốt cho tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn của bé như vitamin nhóm B, Kẽm, Sắt, Canxi, chất xơ, các loại đường Oligosaccharide, lợi khuẩn BB536,…
  • Đúng độ tuổi: Khi thấy con biếng ăn, gầy yếu, một số mẹ lầm tưởng phải cho bé uống loại sữa càng cao năng lượng càng tốt. Tuy nhiên, ở từng độ tuổi nhu cầu dinh dưỡng của trẻ khác nhau, bổ sung quá nhiều dưỡng chất sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, mẹ chú ý lựa chọn loại sữa đúng độ tuổi của bé.
  • Thương hiệu uy tín: Hiện nay có nhiều loại sữa kém chất lượng được bày bán tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe trẻ. Do đó, mẹ nên lựa chọn sữa của thương hiệu uy tín và mua tại cơ sở phân phối chính hãng.

Sữa Morinaga của Nhật là một trong những dòng sữa chuyên biệt cho trẻ biếng ăn mà mẹ nên tham khảo. Về nguồn gốc xuất xứ, mẹ hoàn toàn yên tâm bởi vì đây là sản phẩm của Morinaga – tập đoàn chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa hàng đầu Nhật Bản.

Sữa Morinaga được bổ sung thêm nhiều dưỡng chất như tiền lợi khuẩn Bifidus (đường Lactose, Raffinose, Duphalac, GOS), 2.8 tỷ lợi khuẩn BB536, vitamin nhóm B, Sắt, Kẽm, Canxi, Lactoferrin giúp trẻ ăn ngon, đề kháng tốt, tiêu hóa khỏe. Hơn nữa, Morinaga cũng có đủ 3 dòng sữa phù hợp với từng độ tuổi của bé:

  • Morinaga số 1 – Hagukumi dành cho bé từ 0 đến 6 tháng tuổi.
  • Morinaga số 2 – Chilmil dành cho bé từ 6 đến 36 tháng tuổi.
  • Morinaga số 3 – Kodomil dành cho bé trên 36 tháng tuổi.

2.   Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn

Nếu mẹ đang thắc mắc “Trẻ biếng ăn chậm tăng cân nên bổ sung gì?” thì không thể bỏ qua Kẽm (Zinc). Kẽm có vai trò quan trọng, chúng tham gia vào quá trình chuyển hóa enzym, sự hình thành và phát triển các tế bào niêm mạc ruột, máu, mỡ, thần kinh, cơ tim,…Thiếu vi chất này sẽ khiến trẻ biếng ăn, dễ nổi cáu, chậm phát triển, suy giảm miễn dịch, dễ mắc các bệnh lý tiêu hóa, hô hấp,…

Chính vì vậy, mẹ nên lưu ý bổ sung đầy đủ Kẽm cho bé bằng 2 cách sau:

Bổ sung qua chế độ ăn

Với trẻ dưới 6 tháng, bổ sung Kẽm thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Với trẻ trên 6 tháng, mẹ có thể cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu Kẽm như ngao, tôm, cua, ngũ cốc, thịt gà, thịt bò,…

Khi chế biến, mẹ chú ý hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ và bổ sung thêm các món giàu vitamin C để tăng hấp thu Kẽm.

Sử dụng các sản phẩm bổ sung

Hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng chứa Kẽm, do đó, mẹ có thể bổ sung cho bé bằng cách sử dụng các sản phẩm này. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý lựa chọn sản phẩm chứa Kẽm hữu cơ để đảm bảo an toàn và giúp con dễ hấp thu.

Theo các chuyên gia, việc bổ sung Kẽm cho trẻ cần tiến hành liên tục trong 1-2 tháng, chia thành 3-5 đợt/năm. Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý nếu sau 1 tháng sử dụng mà bé không có bất cử tiến triển gì thì nên cho con đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe.

3.   Bổ sung lợi khuẩn

Bổ sung lợi khuẩn là biện pháp được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn để cải thiện tình trạng biếng ăn cho bé. Việc bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột mang lại nhiều lợi ích như:

  • Giúp hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra trơn tru, hiệu quả hơn, cơ thể bé hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn.
  • Cân bằng hệ vi sinh, ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh.
  • Hỗ trợ sản xuất enzym và vitamin B giúp trẻ có cảm giác đói và ăn ngon miệng hơn.

Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé thông qua một số cách đơn giản sau:

  • Cho con ăn sữa chua: Mẹ nên lựa chọn các loại sữa chua chứa các lợi khuẩn Lactobacillus/Bifidobacterium.
  • Dùng các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn: Mẹ có thể sử dụng men vi sinh để bổ sung các vi khuẩn có lợi hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Khi lựa chọn men vi sinh, mẹ nên chọn sản phẩm chứa bào tử lợi khuẩn để tránh bị tiêu diệt bởi môi trường acid ở dạ dày. Bên cạnh đó, mẹ nên lựa chọn men vi sinh của thương hiệu uy tín và cho bé uống theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

4.   Bổ sung Canxi

Bổ sung thêm Canxi cũng là cũng là đáp án lý tưởng cho câu hỏi “Bé biếng ăn nên bổ sung gì?”. Canxi có công dụng như một chất xúc tác đẩy nhanh quá trình chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó giúp trẻ có cảm giác đói và ăn ngon miệng hơn.

Có 2 cách bổ sung Canxi cho trẻ biếng ăn đó là:

  • Tăng cường Canxi trong chế độ ăn: Mẹ nên thêm các thực phẩm giàu Canxi vào thực đơn hằng ngày của bé như sữa chua, pho mát, quả hạch, ngũ cốc, rau lá xanh, trái cây,…
  • Uống thực phẩm chức năng chứa Canxi: Mẹ nên ưu tiên chọn sản phẩm chứa Canxi hữu cơ (Ví dụ Canxi glucoheptonate, Canxi stearat, Canxi fumarat) kèm theo D3, K2 để con dễ hấp thu, tránh lắng đọng gây sỏi thận. Đồng thời, mẹ cần chú ý bổ sung đúng liều lượng, đúng hướng dẫn theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

5.   Bổ sung sắt

Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân thường có biểu hiện da dẻ xanh xao, mệt mỏi do thiếu khoáng chất Sắt. Chính vì vậy, mẹ nên cho bé đi khám dinh dưỡng và bổ sung Sắt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thông thường, mẹ có thể bổ sung Sắt để cải thiện tình trạng ăn uống kém, ngăn ngừa suy dinh dưỡng cho bé bằng 2 cách sau:

  • Chế độ ăn giàu Sắt: Một số thực phẩm giàu Sắt mẹ có thể tham khảo bổ sung cho bé như thịt bò, thịt gà, cá hồi, cá thu, trứng, đậu xanh, bí đỏ,…
  • Dùng thực phẩm chức năng chứa Sắt: Mẹ nên chọn các sản phẩm bổ sung Sắt dạng dung dịch để bé dễ uống hơn. Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý hàm lượng Sắt, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và cho bé sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ hoặc thông tin hướng dẫn trên bao bì.

6.   Bổ sung vitamin kích thích ăn uống cho bé

Một số vitamin có công dụng kích thích cảm giác thèm ăn và giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn như Vitamin nhóm B, Vitamin C,…Các loại vitamin này đóng vai trò như một chất xúc tác kích hoạt enzym phân cắt, tiêu hóa thức ăn, cải thiện hiệu suất hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

Do đó, mẹ hãy chú ý bổ sung đầy đủ vitamin ngăn ngừa tình trạng bé biếng ăn bằng cách:

  • Thực phẩm giàu vitamin: Mẹ nên cho bé ăn tăng cường các thực phẩm như rau xanh, hoa quả, hải sản,…Trong quá trình chế biến cần lưu ý không nấu lại nhiều lần ở nhiệt độ cao vì dễ gây biến chất hoặc mất tác dụng của một số vitamin.
  • Thực phẩm chức năng chứa vitamin: Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm chứa vitamin B,C của thương hiệu uy tín để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho bé. Bên cạnh đó, nên lựa chọn sản phẩm có mùi vị dễ uống để bé hứng thú và hợp tác hơn. Việc sử dụng vitamin cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất. Thông thường, vitamin nên được bổ sung vào buổi sáng sau ăn 30 phút, dùng trong khoảng 1-2 tháng.

7.   Mẹo cải thiện biếng ăn cho trẻ hiệu quả

Các mục chi tiết chỉ cần nêu tên mục, không viết chi tiết vì bài quá dài sẽ gây nhàm chán cho người đọc.

Nuôi con là hành trình không hề dễ dàng, chắc hẳn bà mẹ nào cũng đã từng ít nhất một lần đau đầu vì chuyện ăn uống của con. Nếu bé nhà mình đang gặp tình trạng cứ mỗi lần ăn lại quấy khóc, ngậm chặt miệng, lắc đầu nguây nguẩy không chịu cho đút thì mẹ hãy tham khảo ngay các kinh nghiệm sau:

  • Chế biến thực phẩm đa dạng giúp kích thích bé ăn ngon hơn, con không bị nhàm chán.
  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp nhu cầu từng giai đoạn và sở thích của bé.
  • Kiên trì, không dọa nạt, tạo tâm lý thoải mái cho bé.
  • Đưa trẻ đi khám khi có các dấu hiệu bất thường.

Khi trẻ biếng ăn kèm theo các dấu hiệu dưới đây, mẹ cần đưa bé đi khám dinh dưỡng ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Da xanh xao
  • Sút cân
  • Lừ đừ, mệt mỏi
  • Nôn trớ
  • Chướng bụng
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Hay ốm vặt
  • Rụng tóc
  • Ngủ hay giật mình
  • Hay đổ mồ hôi
  • Chậm phát triển,…

 

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc “Bé biếng ăn nên bổ sung gì?”. Hy vọng những thông tin hữu ích này giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ biếng ăn và tìm được biện pháp phù hợp giúp bé ăn ngon miệng, phát triển khỏe mạnh hơn. Nếu mẹ cần tư vấn miễn phí mọi vấn đề liên quan đến dinh dưỡng cho bé, hãy kết nối ngay với chuyên gia qua hotline 0916 434 429.