10 tháng tuổi là giai đoạn mà bé phát triển nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ, cũng là lúc ba mẹ cần bắt đầu thiết kế chế độ ăn dặm giàu dinh dưỡng và khoa học. Vậy bé 10 tháng ăn được những gì, nên bổ sung thực phẩm nào tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bé tăng cân, tăng chiều cao, phát triển trí não và miễn dịch? Bài viết này sẽ giúp ba mẹ giải đáp chi tiết bé 10 tháng tuổi ăn được những gì, lựa chọn thực phẩm phù hợp và gợi ý thực đơn phong phú, cân đối.
1. Sự phát triển của trẻ 10 tháng tuổi và nhu cầu dinh dưỡng
Giai đoạn 10 tháng tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu vận động nhiều hơn, đồng thời phát triển mạnh về khả năng nhận thức và giao tiếp. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng vượt bậc này, chế độ ăn của trẻ cần đa dạng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
1.1. Sự phát triển tiêu chuẩn của trẻ 10 tháng tuổi
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ 10 tháng tuổi thường có cân nặng trung bình khoảng 7,4 – 11,4 kg (TB: 9,2 kg) đối với bé trai và 6,7 – 10,9 kg (TB: 8,5 kg) đối với bé gái. Chiều cao trung bình là 67,7 – 77,9 cm (TB: 73,3 cm) đối với bé trai và 66,5 – 76,4 cm (TB: 71,5 cm) đôi với bé gái.
Trẻ bắt đầu bò nhanh, đứng vịn, thậm chí có bé đã tập đi chập chững. Hệ tiêu hóa lúc này cũng dần hoàn thiện, cho phép hấp thụ nhiều loại thực phẩm đa dạng hơn. Ngoài ra, bé 10 tháng tuổi cũng bắt đầu phát triển kỹ năng vận động tinh như cầm thìa, nhặt đồ vật nhỏ và bắt đầu biết thể hiện cảm xúc. Đây là giai đoạn vàng để ba mẹ hỗ trợ bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

>>> Có thể bạn quan tâm: Theo dõi chiều cao cân nặng bé trai- Chỉ số phát triển chuẩn, phương pháp chăm sóc

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi- Cập nhật chuẩn mới nhất từ WHO
1.2. Trẻ 10 tháng ăn gì để phát triển khỏe mạnh?
Với câu hỏi bé 10 tháng ăn được những gì, ba mẹ cần lưu ý rằng trẻ ở độ tuổi này vẫn cần được bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đều đặn (tối thiểu 2 – 3 cữ mỗi ngày), kết hợp với 3 bữa ăn dặm chính và 1 – 2 bữa phụ.
Thực đơn của bé nên đa dạng, kết hợp đủ 4 nhóm chất:
- Chất bột đường: cháo, cơm nhuyễn, bánh mì, ngũ cốc, khoai, bắp, các loại đậu…
- Chất đạm: sữa, thịt gà, thịt bò, cá, tôm, cua, trứng, đậu hũ…
- Chất béo: mỡ cá, dầu cá, bơ, phô mai, dầu ăn, các loại hạt…
- Vitamin & khoáng chất: từ rau củ và trái cây như bông cải xanh, đậu Hà Lan, cải bắp, cải xoăn, súp lơ, cà rốt, bí đỏ, chuối, táo, lê, nho…
Đặc biệt, ở giai đoạn này, ba mẹ nên bắt đầu quan tâm đến những chất hỗ trợ phát triển thể chất, trí não và miễn dịch có trong sữa, thức ăn hoặc các sản phẩm bổ sung, chẳng hạn như DHA, ARA, Lactoferrin, Whey Protein…

Xem thêm: Tổng hợp sữa phát triển trí não cho bé được bố mẹ tin dùng
2. Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn của trẻ 10 tháng
Bé 10 tháng ăn được những gì? Mẹ có thể các loại thực phẩm như rau, ngũ cốc, sữa chua không đường, phô mai, thịt. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, dễ hấp thu nhất. Trẻ đã mọc răng nhưng chưa thể nhai thành thạo, do đó, cha mẹ cần chọn thực phẩm phù hợp, dễ nghiền bằng răng cửa và nướu.
- Lựa chọn thực phẩm: Khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ 10 tháng tuổi, cha mẹ nên đảm bảo cung cấp đầy đủ bột đường từ gạo, yến mạch, lúa mì và đậu, chất đạm từ thịt, cá, tôm, cua và lòng đỏ trứng, cùng vitamin và khoáng chất từ rau củ quả, đặc biệt rau lá xanh đậm và trái cây họ cam quýt.
- Kỹ năng ăn uống:Trẻ nên được tập kỹ năng tự bốc thức ăn và xúc thức ăn, mặc dù ban đầu có thể vụng về. Cha mẹ cần kiên nhẫn và giúp trẻ luyện tập.
- Lượng sữa mẹ: Trẻ cần bổ sung từ 700ml đến 950ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Thực đơn ăn dặm có thể có 3-4 bữa/ngày, kết hợp với các cữ sữa mẹ.

3. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 10 tháng tuổi
Khi đã hiểu rõ bé 10 tháng ăn được những gì, việc xây dựng thực đơn hợp lý theo từng tuần giúp ba mẹ chủ động hơn trong việc đa dạng hóa món ăn và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
3.1. Gợi ý thực đơn cho trẻ 10 tháng theo tuần
Ở giai đoạn 10 tháng tuổi, bé đã có thể ăn 2–3 bữa chính mỗi ngày, kết hợp thêm 1–2 bữa phụ sau bữa sáng và bữa trưa. Tuy nhiên, tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi, do đó, việc cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức trong giai đoạn này là hoàn toàn cần thiết.
Dưới đây là bảng các món ăn gợi ý để ba mẹ tham khảo khi xây dựng thực đơn cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể linh hoạt thay đổi nguyên liệu tùy theo mùa hoặc sở thích ăn uống của con.
Bữa ăn | Món ăn |
Bữa sáng | – Cháo thịt bò khoai tây cà rốt
– Cháo hạt sen thịt gà – Cháo thịt heo rau ngót – Cháo trứng gà cải bó xôi – Cháo cá hồi bí đỏ |
Bữa phụ sáng | – Sữa chua không đường
– Chuối nghiền – Bánh flan phô mai bí đỏ – Táo hấp nghiền – Sữa công thức phù hợp độ tuổi |
Bữa trưa | – Súp bí đỏ cá hồi
– Cháo lươn cà rốt – Cháo đậu hũ non rau dền – Cháo thịt gà khoai lang – Cháo tôm rau củ |
Bữa xế chiều | – Thanh long đỏ nghiền
– Bơ dầm sữa – Lê hấp nghiền – Nước ép táo pha loãng – Bánh ăn dặm mềm |
Bữa tối | – Cháo yến mạch hạt sen thịt gà
– Cháo cá lóc rau ngót – Cháo thịt bò bí xanh – Cháo trứng gà cà rốt – Cháo đậu xanh khoai tây |
Từ danh sách món ăn gợi ý trên, ba mẹ có thể lên thực đơn từng ngày trong tuần, ví dụ như:
Bữa ăn | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 | Thứ 7 | Chủ nhật |
Sáng | Bú sữa mẹ hoặc bú bình
Cháo thịt gà – bí đỏ nghiền + dầu oliu |
Bú sữa mẹ hoặc bú bình
Cháo trứng gà – rau mồng tơi |
Bú sữa mẹ hoặc bú bình
Cháo thịt heo – cà rốt |
Bú sữa mẹ hoặc bú bình
Cháo cá lóc – cải ngọt |
Bú sữa mẹ hoặc bú bình
Cháo thịt bò – khoai lang |
Bú sữa mẹ hoặc bú bình
Cháo đậu hũ non – rau dền đỏ |
Bú sữa mẹ hoặc bú bình
Cháo yến mạch – hạt sen – thịt gà |
Bữa phụ | Nước ép cà rốt pha loãng | Thanh long đỏ nghiền | Sữa chua nguyên chất | Bánh ăn dặm mềm + nước ấm | Táo hấp nghiền | Nước ép thanh long | Lê hấp nghiền |
Trưa | Cháo cá hồi – bông cải xanh | Cháo lươn – khoai tây | Cháo gà – rau củ tổng hợp | Nui mềm nấu với thịt xay + phô mai | Cháo yến mạch – cải bó xôi | Cháo thịt bằm – rau ngót | Cháo tôm – rau chân vịt |
Bữa xế | Chuối chín nghiền | Nước ép lê pha loãng | Bơ chín dầm sữa | Chuối hấp mềm | Sữa bắp | Sữa chua + chuối xay | Nước ép táo pha loãng |
Tối | Bú sữa mẹ hoặc bú bình
Cháo trứng – cà rốt + dầu gấc |
Bú sữa mẹ hoặc bú bình
Cháo cá hồi – khoai môn |
Bú sữa mẹ hoặc bú bình
Cháo thịt gà – bí xanh |
Bú sữa mẹ hoặc bú bình
Cháo thịt bò – cải thảo |
Bú sữa mẹ hoặc bú bình
Cháo lươn – cà rốt |
Bú sữa mẹ hoặc bú bình
Cháo đậu xanh – khoai tây |
Bú sữa mẹ hoặc bú bình
Cháo gạo lứt – hạt chia – rau cải |
Lưu ý khi chế biến:
- Tất cả nguyên liệu cần được nấu chín kỹ, xay hoặc nghiền mịn tùy vào khả năng ăn thô của bé.
- Sử dụng dầu ăn dặm như dầu oliu, dầu gấc hoặc dầu óc chó để bổ sung chất béo tốt và hỗ trợ hấp thu DHA.
- Nên bổ sung sữa công thức chứa Lactoferrin và Whey Protein trong bữa phụ để hỗ trợ tiêu hóa, tăng đề kháng, đặc biệt nếu bé hay gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc táo bón.
- Tránh nêm nếm gia vị như muối, đường vào món ăn cho bé dưới 1 tuổi.
3.2. Các món ăn dặm đơn giản và ngon cho trẻ 10 tháng
Để xây dựng được thực đơn phong phú, đầy đủ dưỡng chất mà không tốn nhiều thời gian, ba mẹ có thể tham khảo một số món ăn dặm dễ nấu, thơm ngon sau:
- Cháo thịt bò khoai tây cà rốt
Giàu sắt và kẽm – giúp phòng ngừa thiếu máu và hỗ trợ tăng trưởng chiều cao.
Cách nấu: Xay nhỏ thịt bò, khoai tây và cà rốt; ninh mềm với cháo trắng, sau đó xay nhuyễn hoặc rây mịn theo độ ăn thô của bé.
- Cháo hạt sen thịt gà
Cung cấp đạm động vật – thực vật kết hợp, hỗ trợ phát triển cơ bắp và giấc ngủ sâu.
Cách nấu: Hạt sen ninh mềm, xay nhuyễn cùng thịt gà nạc; trộn vào cháo loãng và đun lại cho sánh.
- Súp bí đỏ với cá hồi
Dồi dào DHA và Omega-3 – dưỡng chất quan trọng cho phát triển trí não và thị lực.
Cách nấu: Hấp chín bí đỏ và cá hồi, xay mịn cùng nước hầm rau củ, thêm chút dầu ăn dặm trước khi cho bé dùng.
- Cháo cá hồi bí đỏ
Bổ sung vitamin A, chất béo lành mạnh và chất chống oxy hóa.
Cách nấu: Cá hồi hấp tách xương, bí đỏ hấp chín; cho cả hai vào cháo trắng ninh nhừ rồi xay mịn.
- Cháo trứng gà khoai lang
Giúp tăng cường hệ thần kinh nhờ vitamin B và hỗ trợ tiêu hóa nhờ chất xơ từ khoai lang.
Cách nấu: Khoai lang hấp chín, nghiền mịn. Trộn với cháo trắng và lòng đỏ trứng đã đánh tan, đun nhỏ lửa trong 3–5 phút.
- Cháo lươn cà rốt
Giàu đạm và sắt, tốt cho bé nhẹ cân, kén ăn.
Cách nấu: Lươn hấp, gỡ thịt, cà rốt xay nhuyễn. Cả hai được nấu chung với cháo loãng, thêm một chút dầu mè khi tắt bếp.

4. Phương pháp và nguyên tắc cho trẻ 10 tháng ăn dặm khoa học
Để bé hấp thu tối đa dinh dưỡng từ thực phẩm, bên cạnh việc chọn món phù hợp, phương pháp chế biến và cách tổ chức bữa ăn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Ăn dặm khoa học giúp bé ăn ngon, không bị táo bón, tránh suy dinh dưỡng hoặc tăng cân quá mức.
4.1. Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ 10 tháng
Chế độ ăn cho trẻ 10 tháng cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất cơ bản (tinh bột – đạm – béo – vitamin & khoáng chất) – đây là yếu tố tiên quyết và rất quan trọng trong việc xây dựng thực đơn. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên chú trọng đến một số vi chất đặc biệt hỗ trợ phát triển toàn diện của trẻ. Chẳng hạn như:
- Canxi và vitamin D sẽ giúp phát triển xương, tăng chiều cao và sức đề kháng của trẻ nhỏ. Ở độ tuổi 10 tháng, trẻ cũng có thể bổ sung thêm vitamin K2 để tăng sự hấp thu Canxi vào cơ thể.
- Bổ sung kẽm và sắt sẽ giúp tăng cường miễn dịch, khả năng ghi nhớ và nhận thức của trẻ một cách tối ưu. Sắt còn tăng cường quá trình tạo máu và năng lượng, giúp bé có đủ năng lượng cho cả ngày dài.
- DHA và ARA là các acid béo cần thiết cho sự phát triển não bộ và chức năng thị giác của trẻ. Bổ sung đủ DHA và ARA từ sớm sẽ giúp trẻ phát triển trí não, nhận thức và hành vi tốt hơn, tăng cường khả năng miễn dịch giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng và viêm da…
- Ngoài ra, đối với hệ tiêu hóa, men vi sinh và lactoferrin là hai yếu tố quan trọng giúp bảo vệ hệ vi sinh và miễn dịch đường ruột, tăng hấp thu, phòng ngừa nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa.
Nếu bữa ăn chưa đảm bảo đủ các vi chất trên, ba mẹ có thể bổ sung thông qua sữa chứa thành phần tương ứng hoặc sản phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng.

4.2. Cách chế biến thực phẩm cho trẻ 10 tháng
Chế biến thức ăn đúng cách sẽ giúp giữ lại tối đa dưỡng chất và giảm nguy cơ hóc, nghẹn hay rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo một số lời khuyên về cách chế biến như:
- Chế biến kỹ, nghiền hoặc cắt nhỏ: Thực phẩm nên được nấu mềm, nghiền mịn hoặc cắt nhỏ phù hợp với khả năng nhai của bé. Với những bé đã có vài răng sữa, mẹ có thể thử tăng độ thô nhẹ nhàng. Nên đảm bảo thức ăn của bé đều chín để ngăn ngừa nguy cơ mắc các vấn đề liên quan tới giun sán và ký sinh trùng.
- Hạn chế gia vị, đặc biệt là muối và đường: Trẻ dưới 1 tuổi chưa cần bổ sung muối và đường vào khẩu phần ăn. Việc sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến thận và hình thành thói quen ăn mặn, ngọt không tốt về lâu dài.
- Sử dụng dầu ăn phù hợp: Ưu tiên dầu oliu, dầu gấc hoặc dầu hạt lanh để bổ sung chất béo tốt cho bé.
Ngoài ra, việc giữ cho môi trường ăn uống vui vẻ, không ép bé ăn, để bé tự khám phá cũng là nguyên tắc quan trọng trong hành trình ăn dặm khoa học. Mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi món ăn thường xuyên và tìm ra những món ăn khiến bé thích thú để không khiến bé chán ăn, sợ ăn.

5. Những lưu ý quan trọng khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 10 tháng
10 tháng tuổi là giai đoạn điểm chuyển tiếp quan trọng từ bú sữa hoàn toàn sang bú sữa kết hợp ăn dặm với đa dạng thực phẩm. Do đó, việc xây dựng thực đơn cần đảm bảo phù hợp với thể trạng, nhu cầu dinh dưỡng cũng như khả năng tiêu hóa của từng bé.
5.1. Lượng thức ăn phù hợp với cân nặng của trẻ
Không có một lượng ăn cố định cho mọi bé, bởi mỗi trẻ có mức độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tổng năng lượng mỗi ngày của trẻ 10 tháng khoảng 750 – 850 kcal, trong đó sữa vẫn chiếm khoảng 400 – 500 kcal (tương đương 500 – 600 ml sữa/ngày), phần còn lại đến từ thực phẩm ăn dặm.
Lượng cháo mỗi bữa có thể dao động từ 200 – 250ml, ăn 2 – 3 bữa chính/ngày và thêm 1 – 2 bữa phụ. Ba mẹ nên theo dõi mức độ ăn, biểu hiện no – đói và tốc độ tăng cân của con để điều chỉnh phù hợp, tránh ép ăn hoặc để con ăn quá ít.

5.2. Những thực phẩm không nên cho bé 10 tháng ăn
Dù vào thời điểm 10 tháng bé đã bắt đầu ăn được nhiều loại thực phẩm hơn, vẫn có một số món cần xem xét kỹ trước khi đưa vào vì không an toàn hoặc chưa phù hợp với hệ tiêu hóa lúc này của trẻ.
- Gia vị cay nóng (ớt, tương, sa tế)
- Thực phẩm quá nhiều muối, đường
- Thức ăn cứng, kích thước lớn hoặc tròn dễ gây hóc
- Các loại cá có xương không tách kỹ
- Đồ ăn sống, tái, không chín kỹ
- Mật ong
- Sữa bò, sữa tươi chưa tiệt trùng, sữa đậu nành
- Tôm, cua, các loại hải sản dễ gây dị ứng
- Đồ ăn cứng, tròn như nho nguyên trái, các loại hạt nguyên vỏ – dễ gây hóc.
Cần lưu ý có nhiều thực phẩm trong danh sách trên rất tốt cho bé, nhưng cần được sơ chế, chế biến đúng cách để tránh nguy cơ hóc, nghẹn hoặc khó tiêu cho trẻ nhỏ.
5.3. Bảo quản thức ăn dặm đúng cách
Việc bảo quản thực phẩm đúng cách cũng là yếu tố giúp giữ được dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Đặc biệt là với các bé còn nhỏ, việc bảo quản nguyên liệu nấu ăn và thức ăn cần đặc biệt quan tâm.
- Hạn chế sử dụng nguyên liệu đã cấp đông dài ngày.
- Cháo/món ăn chưa dùng ngay nên trữ đông trong hộp kín, chia khẩu phần.
- Rã đông bằng cách đun trực tiếp, hâm cách thủy hoặc lò vi sóng, tránh rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng.
- Không tái cấp đông hoặc hâm lại nhiều lần vì dễ làm giảm giá trị dinh dưỡng và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Không cho bé sử dụng những thức ăn chế biến để qua đêm ở nhiệt độ phòng.
- Dùng hộp, túi zip hoặc những vật đựng thực phẩm an toàn, tốt nhất nên dùng những hộp được chứng nhận về nguồn gốc, độ an toàn và khả năng cấp đông cũng như tiếp xúc nhiệt, quay lò vi sóng…
Bên cạnh thực phẩm, các loại sữa công thức chứa thành phần như cũng cần được bảo quản kỹ lưỡng sau khi mở nắp – tránh ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp, đậy kỹ và nên dùng trong thời gian nhất định theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

6. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ 10 tháng để hỗ trợ tăng cân và phát triển khỏe mạnh
Không ít ba mẹ lo lắng khi bé 10 tháng ăn nhiều nhưng vẫn chậm tăng cân hoặc thiếu chiều cao. Ngoài việc theo dõi tốc độ phát triển của bé theo chuẩn WHO, việc tăng cường dinh dưỡng đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng để cải thiện hiệu quả.
6.1. Cung cấp đầy đủ chất béo và protein
Chất béo là nguồn năng lượng chính cho bé dưới 1 tuổi, đồng thời giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Trong khi đó, protein là nguyên liệu để xây dựng tế bào, mô và hệ miễn dịch.
Một số gợi ý:
- Chất béo tốt: dầu oliu, dầu gấc, dầu hạt lanh, mỡ cá, cá hồi, bơ…
- Protein động vật: thịt nạc, trứng, cá hồi, tôm…
- Protein thực vật: đậu hũ, đậu xanh, hạt sen…
Ngoài thực phẩm tươi, bé cũng có thể hấp thu protein dễ tiêu như Whey Protein – hỗ trợ hấp thu nhanh, tốt cho bé nhẹ cân hoặc có hệ tiêu hóa yếu.

6.2. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bé 10 tháng tuổi. Ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, ba mẹ có thể bổ sung thêm phô mai tươi, sữa chua nguyên kem không đường để tăng năng lượng và hỗ trợ tiêu hóa.
Lưu ý, đối với sữa, chọn các sản phẩm phù hợp được thiết kế riêng cho từng lứa tuổi, ưu tiên loại có chứa:
- DHA và ARA: phát triển trí não và thị lực.
- Men vi sinh, lactoferrin: hỗ trợ miễn dịch, tăng cường khả năng tiêu hóa, đặc biệt quan trọng trong giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm.
- Canxi, Kẽm, Vitamin D, vitamin A, vitamin C…: Hỗ trợ phát triển thể chất, miễn dịch và tăng cường sức khỏe tổng quát.

6.3. Tăng cường bổ sung chất xơ và ngũ cốc
Chất xơ giúp bé ngăn ngừa táo bón, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hấp thu tốt các vi chất khác. Ngũ cốc nguyên cám cũng là nguồn tinh bột tốt, ngoài ra còn bổ sung thêm vitamin nhóm B, sắt, magie…
Đối với trẻ 10 tháng tuổi, gợi ý ba mẹ bổ sung cho bé:
- Cháo yến mạch, cháo gạo lứt, bánh mì nguyên cám mềm – có thể ngâm trước với nước ấm hoặc sữa.
- Rau củ như bí đỏ, cà rốt, cải bó xôi, rau bina… – nên xay nhuyễn hoặc luộc mềm.
- Trái cây như chuối, lê, táo hấp, xoài chín – nên dầm với sữa hoặc xay mịn, ép lấy nước…
Kết hợp giữa ngũ cốc – rau củ – đạm – chất béo – sữa là giải pháp tối ưu để đảm bảo bé tăng trưởng toàn diện về cả cân nặng, chiều cao và trí tuệ trong giai đoạn ăn dặm.

7. Ba mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ 10 tháng ăn dặm?
Giai đoạn ăn dặm của trẻ 10 tháng tuổi đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển kỹ năng ăn uống và thói quen dinh dưỡng. Để hỗ trợ bé trong quá trình này, ba mẹ cần chú ý đến phương pháp ăn dặm phù hợp và cách chế biến thức ăn an toàn, dinh dưỡng.
7.1. Hướng dẫn ăn dặm BLW và thực đơn phù hợp
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning – BLW) khuyến khích trẻ tự ăn bằng tay, giúp phát triển kỹ năng nhai, cầm nắm và tự lập trong ăn uống. Khi áp dụng BLW cho bé 10 tháng tuổi, ba mẹ nên:
- Chọn thực phẩm mềm, dễ cầm nắm: Các loại rau củ hấp chín như cà rốt, bông cải xanh; trái cây mềm như chuối, xoài chín hoặc miếng thịt nấu mềm.
- Tránh những thực phẩm dễ gây hóc hoặc dai, cứng, khó nhai như các loại hạt, nho nguyên trái…
- Cắt thực phẩm thành miếng dài vừa tay bé: Giúp bé dễ dàng cầm và đưa vào miệng.
- Luôn giám sát khi bé ăn: Đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ hóc nghẹn.
- Kết hợp với ăn dặm truyền thống nếu cần: Đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết.

Ba mẹ có thể tham khảo một số thực đơn để bé ăn dặm BLW sau:
Thực đơn 1 | Bông cải xanh hấp mềm
Khoai lang cắt thanh hấp hoặc nướng Lòng đỏ trứng gà luộc (bẻ đôi cho bé dễ cầm) |
Thực đơn 2 | Cá hồi áp chảo không muối, cắt dọc thớ
Bí đỏ hấp cắt que Bánh mì sandwich mềm không vỏ, nhúng sữa công thức hoặc sữa mẹ |
Thực đơn 3 | Thịt gà luộc xé sợi to (phần ức mềm)
Cà rốt hấp mềm cắt que Cơm nắm nhỏ vo tròn (cơm dẻo) |
Thực đơn 4 | Đậu phụ non chiên nhẹ (chiên trên chảo với dầu oliu hoặc chiên bằng nồi chiên không dầu)
Bơ chín cắt miếng Chuối chín cắt miếng |
Thực đơn 5 | Mì nui luộc chín kỹ (dạng xoắn hoặc ống nhỏ)
Thịt bò hấp mềm, thái dọc thớ Quả lê hấp chín cắt que |
7.2. Những mẹo hay khi chế biến thức ăn cho bé
Chế biến thức ăn đúng cách không chỉ giúp giữ nguyên giá trị dinh dưỡng mà còn kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Thử tham khảo các mẹo sau khi chế biến thức ăn dặm cho bé.
- Đa dạng thực đơn: Thay đổi món ăn hàng ngày để bé làm quen với nhiều hương vị và kết cấu khác nhau, đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.
- Sử dụng nguyên liệu tươi, sạch: Đảm bảo an toàn thực phẩm và cung cấp dinh dưỡng tối ưu.
- Hạn chế gia vị: Tránh thêm muối, đường và gia vị cay, nóng vào thức ăn của bé để bảo vệ thận và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.
- Chế biến mềm, dễ tiêu hóa: Nấu chín kỹ, nghiền hoặc cắt nhỏ thực phẩm phù hợp với khả năng ăn của bé. Đối với thực phẩm cần xay, có thể không xay quá nhuyễn để tăng dần khả năng nhai của bé.
- Ưu tiên cách chế biến luộc, hấp để giữ lại lượng dinh dưỡng tối đa trong thức ăn.
- Chia phần sẵn và cấp đông nguyên liệu: Thịt cá hoặc rau củ có thể làm sạch, sơ chế, hấp qua và chia thành từng phần vừa đủ cho mỗi bữa ăn, cho vào túi zip hoặc hộp nhỏ rồi cấp đông, giúp tiết kiệm thời gian tối đa. Ngoài ra, một số loại nguyên liệu có thể xay nhuyễn và nặn vào khay silicon mềm, đậy kín và bảo quản trong tủ đông, chỉ cần lấy viên nguyên liệu ra để chế biến khi đến bữa ăn.

Kết luận
Trên đây là những giải đáp thắc mắc bé 10 tháng tuổi ăn được những gì và những điều cần lưu ý về chế độ ăn của bé. Trong hành trình ăn dặm của bé 10 tháng tuổi, việc cung cấp đủ dưỡng chất là yếu tố then chốt giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Bên cạnh chế độ ăn đa dạng, sữa công thức sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Sữa Morinaga HAGUKUMI và CHILMIL là hai lựa chọn tuyệt vời, được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Sữa Morinaga HAGUKUMI là lựa chọn hoàn hảo cho bé từ 0 đến 6 tháng tuổi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Nhật Bản. Công thức của sữa cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như Lactose, Whey Protein, dầu thực vật, DHA, Arachidonic acid (ARA), Taurine và Lactoferrin, giúp hỗ trợ phát triển trí não, thị giác và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, sữa còn bổ sung các vitamin và khoáng chất như Vitamin A, C, D3, E, Canxi, Sắt, Kẽm và Magie, giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
Lợi ích nổi bật:
- Lactoferrin: Tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh.
- DHA và ARA: Giúp phát triển não bộ và thị lực, tăng cường khả năng nhận thức.
- Tiền lợi khuẩn Bifidus (Raffinose và Lactulose): Cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Bên cạnh đó, Morinaga CHILMIL được thiết kế dành riêng cho bé từ 6 đến 36 tháng tuổi, phù hợp với giai đoạn ăn dặm và chuyển tiếp chế độ ăn từ sữa mẹ sang thực phẩm. Sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng cân bằng, bao gồm các thành phần chính như sữa bột gầy, Whey Protein, dầu cá và canxi, giúp phát triển chiều cao, cân nặng hợp lý và tăng cường sức đề kháng.
Lợi ích nổi bật:
- Sữa bột gầy: Giúp bé bổ sung năng lượng và phát triển hệ xương mà không gây quá tải chất béo.
- Whey Protein: Hỗ trợ xây dựng cơ bắp và tăng trưởng mô, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và khả năng hấp thu canxi.
- Dầu cá (Omega-3, DHA): Giúp phát triển não bộ và thị lực, hỗ trợ khả năng nhận thức.

Sữa Morinaga HAGUKUMI và CHILMIL là sự lựa chọn hoàn hảo để đồng hành cùng bé trong giai đoạn phát triển đầu đời, giúp bé tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển trí tuệ. Hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé để hỗ trợ tối đa cho sự phát triển toàn diện của con yêu!