Mong muốn bé cưng sinh ra được khoẻ mạnh và thể chất tốt thì sức khoẻ của mẹ trong lúc mang thai phải luôn duy trì ở trạng thái tốt nhất làm tiền đề phát triển của thai nhi. Do vậy, trước khi chuẩn bị mang thai, mẹ nên tìm hiểu đến vấn đề về sức khoẻ, cân nặng, dinh dưỡng, tâm lý thai kỳ,…
Để chuẩn bị tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi mang thai
Thăm khám sức khoẻ trước khi mang thai
Khám sức khỏe trước khi mang thai cho cả nam giới và nữ giới rất cần thiết bởi điều này giúp theo dõi quá trình thai kỳ và sinh ra em bé được khoẻ mạnh, thông minh.
Xét nghiệm nhóm máu ABO, hệ Rh của vợ chồng để dự phòng sớm những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, hạn chế biến chứng trong quá trình mang thai và dị tật thai nhi. Đồng thời, kiểm tra một số bệnh liên quan lây truyền qua đường tình dục như: Viêm gan B, thủy đậu, rubella và một số bệnh khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
Kiểm tra tình trạng bệnh nền như: đái tháo đường, hen suyễn, tăng huyết áp, tim mạch, trầm cảm, tuyến giáp… để bác sĩ đưa lời khuyên và phương pháp điều trị an toàn nhất cho mẹ và bé khi mang thai.
Khám sức khỏe tiền sản đế đánh giá yếu tố và bệnh tật di truyền, nhất là khi gia đình có người bị bệnh di truyền hoặc đứa con trước sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Phòng trừ các trường hợp xấu sẽ nhờ sự can thiệp của y học, nâng cao khả năng thụ thai.
Chủ động thăm khám sức khỏe tiền sản
Chủ động tiêm vắc xin đầy đủ
Việc tiêm vắc xin cũng là một phần không thể thiếu. Bởi nếu người mẹ bị nhiễm một trong các bệnh lây truyền thì bé mắc bệnh lây truyền có nguy cơ rất cao. Để chuẩn bị mang thai một cách khoẻ mạnh và an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ cần chủ động tiêm phòng các loại vắc xin được khuyến nghị của nhà nước:
– Tiêm vắc xin Viêm gan B trước 07 tháng mang thai.
– Tiêm phòng Sởi – Quai bị – Rubella ít nhất trước 03 tháng.
– Tiêm thủy đậu trước ít nhất 03 tháng (nếu chưa từng bị thủy đậu trước đó).
– Tiêm 3 mũi HPV trong 6 tháng và trước thai kỳ (nếu chưa tiêm phòng).
– Tiêm cúm trước 01 tháng.
Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ
Duy trì vận động, rèn luyện sức khoẻ cơ thể trước mang thai đem đến những lợi ích không nhỏ cho quá trình thai kỳ:
– Kiểm soát cân nặng trong và sau khi mang thai.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật.
– Tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng.
– Cải thiện khung xương của cơ thể, đặc biệt là vùng chậu.
– Giảm sưng mắt cá chân.
– Tinh thần tích cực cho bé khi sinh ra.
Mỗi ngày chỉ cần dành ra 30 phút để tập thể dục kết hợp các bài tập luyện sức khoẻ toàn thân để chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai. Lưu ý là không tập luyện cường độ cao và quá sức.
Duy trì cân nặng hợp lý
Chỉ số khối cơ thể được tính như sau: BMI = Cân nặng/[(Chiều cao)X2].
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới và Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO), chỉ số BMI của người châu Á từ 18.5 – 22.9 được xem là bình thường. BMI dưới 18.5 là nhẹ cân, từ 23 – 24.9 là thừa cân và từ 25 trở lên là béo phì.
Với chỉ số BMI trên 25 có thể dẫn đến chu kỳ rụng trứng không đều. Mặc dù chu kỳ kinh nguyệt bình thường, phụ nữ béo phì sẽ có tỷ lệ mang thai thấp hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là Axit Folic
Mang thai là một một quá trình đòi hỏi cơ thể khoẻ mạnh và đầy đủ dinh dưỡng. Vì thế, chế độ ăn uống lành mạnh với protein, trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và chất béo có lợi sẽ thuận lợi cho việc mang thai và sinh nở.
Trong quá trình chuẩn bị mang thai, các mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng sau đây để có một thai kỳ khoẻ mạnh hơn:
– Bổ sung Axit folic (hay còn gọi là vitamin B9 hay folate) có thể giúp giảm 50 – 70% khả năng sinh con bị khuyết tật nứt đốt sống và một số dị tật bẩm sinh khác. Axit folic có nhiều trong rau xanh lá đậm, cam quýt và các loại đậu. Nên bổ sung ít nhất 400mg mỗi ngày trước 1 tháng bạn thụ thai và trong tam cá nguyệt đầu tiên.
– Bổ sung canxi nên mỗi ngày thông qua sữa ít béo, sữa chua, đậu phụ và rau xanh.
– Bổ sung thêm sắt đề phòng thiếu máu trong thời kỳ mang thai và cân nhắc liều lượng thích hợp với cơ thể.
– Bổ sung các vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là vitamin A để hạn chế dị tật trong thai nhi.
Sữa bầu Morinaga E-okasan, dành cho mẹ bầu và mẹ cho con bú,
cung cấp dinh dưỡng cân bằng và tối ưu gồm Acid folic, Sắt và Canxi,
15 loại vitamin và khoáng chất, và chất xơ…
Hạn chế cafein, rượu bia và bỏ thuốc lá
Giới hạn lượng cafein mỗi ngày trong khoảng 200 – 300 mg hoặc tốt nhất là ngừng sử dụng cafein để chuẩn bị cho quá trình mang thai.
Rượu bia là điều kiêng kị trong quá trình mang thai, nó tác động xấu đến quá trình thụ thai ở nam và nữ. Đặc biệt là ảnh hưởng đến thai nhi.
Hút thuốc lá ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ như tim mạch, ung thư phổi, đột quỵ,… Nguy cơ khó thụ thai tăng cao nếu thường xuyên hít thuốc lá hằng ngày.
Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng mang thai
Ốm nghén, chế độ ăn uống, tâm trạng và thân hình thay đổi là những yếu tố sẽ diễn ra trong quá trình mang thai. Vì vậy, bạn cần có kế hoạch cùng tâm lý vững vàng để chuẩn bị tốt hơn cho thai kỳ.
Nếu bạn từng bị hoặc đang bị một số bệnh lý như trầm cảm, rối loạn lo âu… hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu để được tư vấn và có phương pháp hỗ trợ tốt nhất trong quá trình mang thai.
Chuẩn bị sẵn sàng những bước trước khi mang thai sẽ giúp mẹ và bé khoẻ mạnh luôn khoẻ mạnh đến lúc sinh ra. Bảo vệ bé khỏi các dị tật và mẹ dễ dàng hồi phục sau sinh.
Thấu hiểu những quan tâm về sức khỏe của chị em phụ nữ trước và trong quá trình mang thai, Morinaga đã nghiên cứu kỹ lưỡng để cho ra đời sản phẩm Sữa bầu Morinaga E-okasan, cung cấp nguồn dinh dưỡng tối ưu cho mẹ và bé, giúp mẹ có một thai kỳ vui khỏe.
Làm mẹ là một thiên chức tuyệt vời!
Tìm hiểu thêm về Sữa bầu Morinaga E-okasan tại: https://morinagalemay.com.vn/sua-cho-me/