10+ Cách Tăng Đề Kháng cho bé hết ốm vặt Dễ Áp Dụng, Hiệu Quả Nhất

Áp dụng cách tăng đề kháng cho bé là việc làm cần thiết để chủ động bảo vệ cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp bé phát triển toàn diện, hạn chế ốm vặt đặc biệt khi đi nhà trẻ hay thời tiết giao mùa. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo ngay 10 cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả, dễ áp dụng dưới đây nhé!

1. Bổ sung sữa tăng sức đề kháng cho bé

Hiện nay, hầu hết các loại sữa cho bé đều chứa đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu tương tự sữa mẹ. Nhưng nếu muốn tăng đề kháng cho bé thì mẹ cần lựa chọn loại sữa chuyên biệt đáp ứng các tiêu chí dưới đây:

  • Sữa chứa thành phần tăng đề kháng: Sữa tăng đề kháng cho bé cần được bổ sung thêm các thành phần quan trọng như Lactoferrin, vitamin C,D,E,B, Sắt, Kẽm, HMO,…Trong đó, Lactoferrin – hoạt chất có nhiều trong sữa non của mẹ được ví như dưỡng chất “vàng” tăng cường đề kháng cho trẻ.
  • Sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Mẹ nên lựa chọn sữa của thương hiệu uy tín, tất cả thông tin (bảng thành phần, nhà sản xuất, hạn sử dụng,…) phải được công khai trên bao bì sản phẩm.
  • Sữa chứa dưỡng chất cân bằng phù hợp với độ tuổi của bé: Nhu cầu dinh dưỡng của bé thay đổi theo độ tuổi. Do đó, để có đề kháng khỏe, trước tiên trẻ cần được bổ sung dưỡng chất đầy đủ, cân bằng. Chính vì vậy, mẹ hãy căn cứ theo độ tuổi để chọn đúng loại sữa tăng đề kháng cho bé nhé.
  • Sữa hợp khẩu vị bé: Mẹ nên chọn các loại sữa có mùi vị thanh nhạt gần giống sữa mẹ để giúp bé dễ uống và uống nhiều hơn.

Một trong số ít các loại sữa tăng đề kháng cho bé hiệu quả phải kể tới Sữa Morinaga của Nhật. Morinaga là loại sữa đầu tiên trên thế giới bổ sung thêm Lactoferrin tăng cường miễn dịch cho trẻ. Bên cạnh đó, dòng sữa này chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng đề kháng khác như Sắt, Kẽm, Vitamin B, C,…

Đặc biệt, Morinaga còn bổ sung trực tiếp hơn 2.8 tỷ lợi khuẩn BB536, tiền lợi khuẩn Bifidus, do đó được mệnh danh là “sữa mát” hỗ trợ rất tốt cho tiêu hóa và hấp thu của bé, hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé.

Hiện nay, Morinaga có 3 dòng sữa là Hagukumi (<6 tháng), Chilmil (6-36 tháng), Kodomil (trên 3 tuổi) phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Khi áp dụng cách tăng đề kháng cho bé bằng sữa, mẹ cần lưu ý:

  • Với bé đang bú sữa mẹ, cần cân đối giữa lượng sữa mẹ và sữa ngoài.
  • Mua sữa ở đơn vị phân phối uy tín, tránh mua phải sữa giả.
  • Rửa tay sạch, tiệt trùng dụng cụ trước khi pha sữa để tránh vi khuẩn có hại xâm nhập cơ thể bé.
  • Pha sữa theo đúng hướng dẫn chi tiết trên vỏ hộp sữa.
  • Không cho con uống sữa đã pha lâu trước đó hay để qua đêm,…

2. Dùng các loại vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ

Bổ sung thêm vitamin cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, tiêu biểu phải kể đến 3 loại vitamin sau:

  • Vitamin C: Vitamin C có tác dụng hỗ trợ chức năng của nhiều tế bào trong hệ thống miễn dịch. Chúng kích thích sự sản sinh và giúp tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giúp cơ thể trẻ chống lại nhiễm khuẩn. Vitamin C còn giữ vai trò quan trọng trong hàng rào biểu mô, cụ thể, chúng được vận chuyển đến da để bảo vệ cơ thể thoát khỏi tác nhân oxy hóa từ môi trường.
  • Vitamin D: Vitamin D giúp tăng cường hoạt động của đại thực bào, ngăn chặn sự biệt hóa tế bào B, ức chế tế bào T hoạt hóa và bài tiết các cytokine dẫn đến phản ứng viêm. Trên tạp chí Nutrients, một báo cáo cũng đã chỉ ra rằng vitamin D giúp chống viêm, điều hòa miễn dịch.
  • Vitamin E: Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp tế bào Lympho T tăng sản sinh và thực hiện tốt chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm mống gây hại. Vitamin E cũng có vai trò ngăn ngừa tình trạng các tế bào bị tổn thương từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Mẹ bổ sung vitamin C,D,E giúp bé tăng đề kháng thông qua chế độ ăn hằng ngày, thuốc hoặc các sản phẩm chứa sẵn các loại vitamin này. Tuy nhiên, để biết chính xác trẻ cần bổ sung các loại vitamin nào, mẹ nên cho bé đi khám dinh dưỡng và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm bổ sung vitamin cho bé như Kid Immunities Blackmore (Úc), Vitamin của Nature’s Way (Úc), Sambucol For Kids + Vitamin C (Anh), Siro Special Kid Vitamin C/D (Pháp),…

Khi bổ sung các loại vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ mẹ cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả tốt nhất:

  • Chọn mua vitamin của thương hiệu uy tín, rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần phù hợp,…
  • Bổ sung vitamin cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng.
  • Vitamin có trong sữa mẹ, sữa công thức, thực phẩm và sản phẩm bổ sung, do đó phải đảm bảo cân bằng giữa các nguồn cung cấp để cơ thể trẻ nhận vừa đủ lượng vitamin cần thiết.

3. Bổ sung thực phẩm chức năng tăng đề kháng cho bé

Sử dụng thực phẩm chức năng để tăng đề kháng cho bé bản chất cũng tương tự như biện pháp bổ sung các loại vitamin vừa nêu trên. Bởi vì, trong các loại thực phẩm chức năng đó thường bao gồm vitamin và các thành phần hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé như ZinC Gluconate, Beta-glucan-(1,3/1,6)-D-Glucan, Selenium, Chiết xuất thảo dược,…

Một số thực phẩm chức năng tăng đề kháng cho trẻ được nhiều mẹ bỉm sữa ưa chuộng hiện nay như:

  • Sản phẩm của Mỹ: Bprotected Zinc Gluconate, ChildLife Total Defense, Pedia Poly Vite Drops, Nature’s Plus Baby Plex,…
  • Sản phẩm của Slovakia: Siro Imunoglukan P4H
  • Sản phẩm của Pháp: Pediakid Immuno-Fort
  • Sản phẩm của Đức: Doppelherz Aktiv Kinder Immune Syrup
  • Sản phẩm của Úc: Brauer immunity support, Nature’s Way Kids Smart Vitamin Gummies Cold & Flu,…
  • Sản phẩm của Ý: Fitobimbi immuno
  • Sản phẩm của Anh: Sambucol for kids + vitamin C

Mẹ lưu ý lựa chọn sản phẩm uy tín chất lượng, sử dụng đúng liều theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất cho bé nhé.

4. Cung cấp đủ lượng nước cơ thể bé cần

Từ 6 tháng tuổi, mẹ chú ý bổ sung đủ lượng nước cơ thể bé cần vì nước không chỉ hỗ trợ tăng cường sức đề kháng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé như:

  • Giúp tế bào bạch cầu đi khắp cơ thể tiêu diệt các nhân tố gây bệnh.
  • Giúp cơ thể bé tăng cường trao đổi chất và đào thải chất độc hại ra ngoài,…

Vậy trẻ cần bao nhiêu lượng nước mỗi ngày?, mẹ hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây để bổ sung nước phù hợp theo cân nặng và độ tuổi của bé nhé:

  • 6-12 tháng tuổi: 100ml/kg cân nặng.
  • Trên 12 tháng tuổi: Lượng nước = 1000ml + (cân nặng kg -10) x 50ml.

Mẹ có thể bổ sung nước cho bé bằng cách cho bú sữa, uống sữa công thức, uống nước đun sôi để nguội, nước rau củ luộc, nước trái cây tươi,…

Ngoài ra, mẹ cần chú ý:

  • Thời điểm uống tốt nhất là 10 phút trước ăn hoặc 1 tiếng sau ăn.
  • Chia nhỏ lượng nước để bổ sung cho bé nhiều lần trong ngày.
  • Cần cho bé uống từ từ, từng ngụm nhỏ để nước có thời gian thẩm thấu qua niêm mạc ruột vào máu.
  • Hạn chế cho trẻ dùng nước ngọt có ga, cafe, nước tăng lực, nước ép hoa quả công nghiệp,…

5. Giúp bé ngủ ngon, ngủ đủ giấc

Thực tế cho thấy những trẻ không ngủ đủ giấc thường hay cáu kỉnh và dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công hơn. Chính vì vậy, mẹ nên tạo điều kiện cho bé ngủ ngon, ngủ đủ giấc để con có tinh thần thoải mái và hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Bảng hướng dẫn của AASM (Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ y học của Mỹ) sẽ giúp mẹ tính toán khoảng thời gian ngủ cho bé hợp lý, mẹ kéo xuống để tham khảo chi tiết nhé!

Tuổi Tổng thời gian ngủ/ngày
4 – 12 tháng 12 – 16 giờ
12 – 24 tháng 11 – 14 giờ
3 – 5 tuổi 10 – 13 giờ

6. Chế độ ăn cho bé hợp lý, đủ dinh dưỡng

Muốn con có sức đề kháng khỏe, hạn chế ốm vặt khi giao mùa hay đi nhà trẻ, mẹ hãy xây dựng cho bé một chế độ ăn cân bằng, cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết sau:

  • Chất bột đường
  • Chất béo
  • Protein
  • Vitamin & Khoáng chất

Bên cạnh đó, việc lựa chọn những thực phẩm tăng cường đề kháng cho trẻ để thêm vào thực đơn cũng rất quan trọng. Mẹ hãy tham khảo danh sách các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch của bé dưới đây:

  • Thực phẩm cung cấp protein, bổ sung năng lượng: Thịt nạc của gà, lợn, bò,…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Tôm, cua, sò, cá thu, gan động vật, ngũ cốc,…
  • Thực phẩm giàu sắt, canxi, phốt pho: Súp lơ xanh, rau dền, rau ngót, rau chân vịt, rau cải,…
  • Thực phẩm bổ sung vitamin C: Cam, quýt, bưởi,…
  • Thực phẩm bổ sung Omega 3: Quả óc chó, cá biển,…
  • Thực phẩm giàu beta-carotene: Khoai lang, cà rốt, bí đỏ,…
  • Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn: Sữa chua,…

Ngoài ra, mẹ nên tìm hiểu thêm cách chế biến, trang trí món ăn đẹp mắt giúp bé hứng thú hơn và không nên ép ăn quá nhiều dễ khiến bé mắc hội chứng biếng ăn tâm lý.

7. Tăng đề kháng cho bé nhờ vận động

Vận động cơ thể mỗi ngày làm tăng tuần hoàn máu, đào thải độc tố ra ngoài giúp bé khỏe mạnh hơn và tăng khả năng miễn dịch. Chính vì vậy, mẹ nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để cùng con tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động vui chơi. Sáng sớm hoặc chiều tối là thời điểm thích hợp cho bé ra ngoài để vừa vận động vừa tắm nắng hấp thụ vitamin D.

8. Giữ môi trường xung quanh bé sạch sẽ

Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ là một biện pháp gián tiếp giúp bảo vệ sức đề kháng của trẻ. Việc này giúp loại bỏ bớt những tác nhân gây bệnh cho trẻ như vi khuẩn, virus, vi nấm,…

Mẹ áp dụng những biện pháp sau để tạo môi trường xanh sạch xung quanh bé:

  • Quét dọn sạch sẽ sàn, trần nhà, ban ngày nên mở cửa để phòng thông thoáng, các mầm bệnh thoát ra ngoài.
  • Không hút thuốc lá trong phòng gây hại sức khỏe bé.
  • Vệ sinh tay chân, thân thể cho bé thường xuyên.
  • Dạy bé cách đánh răng, súc miệng hằng ngày và rèn luyện thói quen rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Từ độ tuổi ăn dặm bé có xu hướng gặm hoặc bỏ mọi thứ vào miệng, do đó, mẹ chú ý thường xuyên làm sạch khử trùng đồ chơi và các vật dụng trong nhà,…

9. Hạn chế cho trẻ uống kháng sinh

Sai lầm mà một số mẹ mắc phải là lạm dụng kháng sinh khi con xuất hiện các triệu chứng ho sốt, sổ mũi hay đau họng mà không có đơn của bác sĩ. Thuốc kháng sinh chỉ phát huy hiệu quả và đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng đúng theo chỉ dẫn của người có chuyên môn. Lạm dụng kháng sinh không chỉ gây ra tình trạng vi khuẩn có hại kháng thuốc (nhờn thuốc) mà còn tiêu diệt vi có lợi khiến trẻ rối loạn tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng.

Chính vì vậy, mỗi khi trẻ ốm nhẹ mẹ nên áp dụng các biện pháp khắc phục hợp lý, tìm hiểu rõ thông tin về các loại thuốc nếu cho bé sử dụng. Trường hợp trẻ ốm nặng, tốt nhất mẹ nên cho bé đi khám và tuân thủ theo chỉ định điều trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa.

10. Tiêm phòng đủ vắc xin là cách tăng đề kháng cho bé hiệu quả

Đại dịch covid 19 vừa qua là một minh chứng thực tế giúp các mẹ hiểu rõ được hiệu quả và tầm quan trọng của vắc xin trong phòng bệnh liên quan đến virus.

Tương tự như Virus Corona còn rất nhiều virus khác (Virus viêm gan B, Rotavirus gây tiêu chảy, Varicella Zoster Virus gây thủy đậu,…) đang nhăm nhe xâm nhập gây bệnh cho bé. Việc tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất giúp trẻ ngăn chặn các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm này.

Khi tiêm phòng, hệ thống miễn dịch của cơ thể bé sẽ nhận diện vắc xin như một vật thể lạ sau đó hủy diệt và ghi nhớ chúng. Sau này, khi trẻ không may nhiễm virus tương tự hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng tạo kháng thể chống lại giúp cơ thể không bị bệnh.

Chính vì vậy, ngay từ khi con chào đời, mẹ hãy chú ý tiêm phòng vắc xin đầy đủ, đúng lịch cho bé. Sau đây là lịch tiêm vắc xin đầy đủ cho bé từ 0 – 8 tuổi theo hướng dẫn của Trung tâm tiêm chủng VNVC, mẹ tham khảo ngay nhé!

Lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ 0 – 8 tuổi

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp và giới thiệu chi tiết cho mẹ về 10 cách tăng đề kháng cho bé. Hy vọng bài viết này mang đến những thông tin hữu ích giúp mẹ tìm ra biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ phù hợp, hiệu quả nhất. Nếu mẹ còn vấn đề gì cần giải đáp hãy liên hệ ngay tổng đài 0916 434 429 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Chia sẻ

Bài viết khác

Bài viết được quan tâm